BUỔI RA MẮT VIỆN NGHIÊN CỨU MEKONG - ERIMER, NHẬT BẢN
Thư năm, 02/12/2021 10:12Ngày 26/11/2021, Viện Công Nghệ Tiên Tiến Nhật Bản (AIIT) đã tổ chức buổi gặp mặt giữa các nhà nghiên cứu dưới hình thức trực tuyến. Buổi gặp mặt có sự tham gia của GS. Yamada - Giám đốc Viện Nghiên cứu vùng Mekong (ERIMeR), GS. Maeda - Giám đốc Viện Nghiên cứu Dân tộc Xã hội (ERISE), GS. Trần Văn Thọ - Đại học Waseda cùng các nghiên cứu viên đến từ Thái Lan, Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam. TS. Trần Đình Lâm - Giám đốc CVSEAS cũng tham dự buổi gặp mặt.
Các thành viên tham dự buổi gặp mặt
Phát biểu khai mạc, GS. Yamada gửi lời cảm ơn sự tham gia của các thành viên trong bối cảnh đại dịch hiện nay. Đồng thời tại buổi gặp mặt, ông đã giới thiệu các nghiên cứu viên trong mạng lưới. Ông hi vọng mối quan hệ hợp tác sẽ giúp vùng Mekong đạt được nhiều thành tựu hơn nữa, đóng góp vào sự phát triển các quốc gia trong khu vực. Ông đánh giá cao sự tham gia và hợp tác của các nghiên cứu viên tham gia buổi gặp mặt.
Tại buổi gặp mặt, GS. Meada đã giới thiệu tầm nhìn và giá trị của ERISE cũng như AIIT. Ông nhấn mạnh các nghiên cứu của ERISE luôn chú trọng về bản chất, nguồn gốc, và phạm vi của quá trình nhận thức. Bên cạnh đó, ông đã khái quát sơ lược về lịch sử hình thành của mạng lưới nghiên cứu cũng như cấu trúc của các cơ sở nghiên cứu thành viên. Tiếp lời GS. Meada, ông Iwasaki - Thư ký phụ trách của ERIMeR đã trình bày những hoạt động sẽ triển khai trong thời gian tới. Ông cho biết ERIMeR sẽ là trung tâm thông tin về vùng Mekong với các dự án nghiên cứu về khu vực này. Bên cạnh đó, ông hy vọng sẽ tổ chức các buổi hội thảo để thảo luận về những vấn đề nghiên cứu hiện nay tại khu vực Mekong.
Cũng tại buổi gặp mặt, TS. Trần Đình Lâm đã gửi lời cảm ơn sâu sắc đến GS. Yamada và GS. Maeda về cơ hội tham dự mạng lưới nghiên cứu này. TS. Lâm đã giới thiệu sơ lược phương hướng hoạt động và các nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á. Ông hi vọng rằng mạng lưới sẽ tạo cơ hội để Trung tâm có thể mở rộng hợp tác và trao đổi nhiều hơn trong tương lai.
Phần trình bày của TS. Trần Đình Lâm.
Buổi gặp mặt kết thúc bằng bài tham luận của ông Keola - Nghiên cứu viên chính thức của ERIMeR về tiến trình mở rộng tiểu vùng Mekong đến năm 2030. Trong bài tham luận của mình, ông đã trình bày các đặc điểm chính của vùng cũng như các chiến lược phát triển. Ông hy vọng bài tham luận sẽ giúp các nghiên cứu viên có cái nhìn tổng quan về những vấn đề của khu vực, từ đó tìm ra giải pháp hiệu quả đảm bảo sự phát triển của vùng.
Xem thêm thông tin về ERIMeR tại: https://www.erise.asia/category/erimer/

Bài mới hơn
PGS.TS PHAN THỊ HỒNG XUÂN TIẾP ÔNG SHANMUGA RETNAM – CHUYÊN GIA QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TẠI ĐÔNG NAM ÁTHAM DỰ LỄ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN NGHỆ THUẬT LÂN, SƯ, RỒNG CỦA NGƯỜI HOA TẠI TP.HCM LÀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIATRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THAM DỰ CHUỖI SỰ KIỆN QUAN TRỌNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á ĐỒNG HÀNH CÙNG NGÀY HỘI NHÂN VĂN: KẾT NỐI VÀ LAN TỎA NĂM 2025TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á GÓP PHẦN LAN TỎA TRI THỨC VÀ VĂN HÓA KHU VỰC TẠI YOUTHFEST 2025THAM DỰ HỘI THẢO ĐẦU TƯ VÀO KINH TẾ CHĂM SÓC: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNGĐÓN TIẾP TS. HUMPREY ARNALDO RUSSEL ĐẾN THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI TRUNG TÂMHỘI THẢO GIAO LƯU HỢP TÁC NÔNG NGHIỆP MỚI THÔNG MINH VIỆT NAM - ĐÀI LOANTHAM DỰ SỰ KIỆN RUNG CHUÔNG VÌ BÌNH ĐẲNG GIỚITỌA ĐÀM KHOA HỌC: ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG ĐIỀU HÀNH, QUẢN LÝ, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN