BUỔI TỌA ĐÀM VỀ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TẠI DIỄN ĐÀN TRI THỨC VIỆT NAM TẠI NHẬT BẢN 2021
Thứ tư, 24/11/2021 14:11
Chiều ngày 21/11/2021 vừa qua đã diễn ra buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Kinh tế nông nghiệp: Về phát triển nền kinh tế nông nghiệp cho Đồng bằng sông Cửu Long”. Đây là phiên thảo luận chuyên sâu nằm trong chuỗi các buổi tọa đàm chuyên đề tại Diễn đàn Tri thức Việt Nam tại Nhật Bản 2021. Tại đây, các diễn giả, chuyên gia đã đưa ra các góc nhìn khác nhau về bức tranh nông nghiệp của Việt Nam nói chung và Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, cũng như phương hướng phát triển của nền kinh tế nông nghiệp, góp phần khẳng định vị thế của nền nông nghiệp nước nhà trên trường quốc tế.
Buổi tọa đàm với sự tham dự của Bà Vũ Kim Hạnh - Chủ tịch Hiệp hội Hàng Việt Nam chất lượng cao, PGS.TS. Trần Đăng Xuân - Trưởng phòng thí nghiệm Sinh lý thực vật và Hóa sinh Đại học Hiroshima, TS. Nguyễn Hữu Trí - Giảng viên Trường Đại học Nông Lâm TP. HCM, TS. Phạm Viết Dũng - Khoa Kỹ thuật đô thị, Đại học Tokyo Nhật Bản.
Ở phần khai mạc, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - ông Lê Minh Hoan đã khẳng định tầm quan trọng của nền nông nghiệp nói chung, và nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng trong suốt chiều dài phát triển của đất nước. Ông cho biết ĐBSCL có vị trí địa kinh tế, chiến lược đặc biệt quan trọng, nông nghiệp đóng góp trung bình 34% GDP trong nông nghiệp cả nước 20 năm qua, 30% GDP chung của vùng. Tuy nhiên, quá trình phát triển ở đây đang chậm lại so với nhiều vùng khác và chưa phát huy hết tiềm năng của vùng, đặc biệt khó khăn khi đối mặt với thách thức do biến đổi khí hậu. Ông mong rằng đây chính là động lực và là cơ hội để vùng ĐBSCL thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo vào hoạt động nông nghiệp nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Đồng thời, ông nhấn mạnh những thành tựu mà nền nông nghiệp Nhật Bản đã đạt được nhờ vào việc ứng dụng thành công khoa học công nghệ để phát huy các giá trị văn hóa địa phương bằng tinh thần tự lực, sáng tạo.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan phát biểu khai mạc.
Tiếp đến, diễn giả bà Vũ Kim Hạnh đưa ra những biến đổi và các lực tác động đến nền nông nghiệp vùng ĐBSCL. Từ đó, bà nhận xét những giải pháp và chính sách trước đây vì “chưa thuận thiên nên mất nhiều nguồn lực để đối phó với tự nhiên”. “Thuận thiên” chính là mấu chốt giúp phối hợp các nguồn lực và các thành phần của hệ sinh thái trong nông nghiệp mà không can thiệp thô bạo vào tự nhiên. Diễn giả cũng nhấn mạnh việc chú trọng đầu tư theo hướng giáo dục và khoa học công nghệ, đặc biệt cho nguồn nhân lực địa phương nhằm cải thiện tình trạng thất thoát nguồn nhân lực trong vùng. PGS.TS. Trần Đăng Xuân ở phiên thảo luận đã đề cập cụ thể hơn những vấn đề mà nền nông nghiệp Việt Nam đang gặp phải. Diễn giả nhấn mạnh tính cấp thiết của việc thay đổi nhận thức, năng lực cho người nông dân, kêu gọi đầu tư từ Nhật Bản và doanh nghiệp Việt Nam nhằm phát triển nông nghiệp. Một số giải pháp khác được PGS.TS Xuân đưa ra, bao gồm đẩy mạnh quảng bá tiềm năng của nông nghiệp Việt Nam đến với các doanh nghiệp Nhật Bản, giảm bớt diện tích trồng lúa để thay thế bằng thủy sản cũng như cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao hơn.
Cũng tại phiên thảo luận, TS. Phạm Viết Dũng nêu lên một số phương hướng giúp tháo gỡ những khó khăn mà ĐBSCL đang gặp phải trong đó có việc áp dụng mô hình SAN-KAN-GAKU - kết hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ quan chính phủ, và các cơ quan nghiên cứu mà Nhật Bản đang áp dụng. TS. Dũng cũng đề cập đến việc cần có những điều tra tổng thể để hiểu rõ phương thức vận hành hiện tại ở ĐBSCL và có những điều chỉnh để ứng dụng thích hợp mô hình này trên thực tế tại Việt Nam. Ở cuối buổi thảo luận, TS. Nguyễn Hữu Trí chia sẻ về việc thúc đẩy sản xuất các loại nấm ở vùng ĐBSCL. Phát biểu tại phiên thảo luận, TS. Trí cho rằng bằng cách áp dụng khoa học công nghệ, ĐBSCL hoàn toàn có thể trồng được một số loại nấm có giá trị cao, mang lại giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, việc sản xuất nông sản (như nấm) cần được cải thiện với nhiều giải pháp, trong đó có cơ sở hạ tầng. Đặc biệt, việc xây dựng các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm giao dịch nông nghiệp cho các khu vực sản xuất lớn là điều vô cùng cầp thiết.
Buổi tọa đàm trực tuyến có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đây là dịp để các diễn giả, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực trao đổi những góc nhìn và đề xuất các phương hướng giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, thương hiệu, chất lượng nông sản, theo hướng tiếp cận chuyển mình với những giá trị mới, cách thức mới cho khu vực ĐBSCL.
Bài mới hơn
TỌA ĐÀM NGOẠI GIAO VĂN HÓA - TRIỂN KHAI CÔNG TÁC NGOẠI GIAO VĂN HÓA, THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN ĐỐI NGOẠI GÓP PHẦN QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH, NÂNG CAO VỊ THẾ TP.HCMLỄ KỶ NIỆM QUỐC KHÁNH VƯƠNG QUỐC THÁI LAN (5.12.1927 – 5.12.2024)TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á TRAO ĐỔI HỢP TÁC VỚI VIỆN NGHIÊN CỨU KINH THÀNHTỌA ĐÀM QUỐC TẾ - SINH VIÊN VỚI CÔNG VIỆC TỐT TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0KỶ NIỆM 49 NĂM NGÀY QUỐC KHÁNH NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO (02/12/1975 - 02/12/2024)TỌA ĐÀM QUỐC TẾ: VIỆC LÀM TRONG ASEAN: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨCTUẦN LỄ LỄ HỘI INDONESIA - VIỆT NAM DIỄN RA TẠI TP.HCM HỘI NGHỊ QUỐC GIA NHẰM ĐÁNH GIÁ TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 161, XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH HOÀN THÀNH CÁC MỤC TIÊU CỦA CỘNG ĐỒNG VĂN HÓA - XÃ HỘI ASEAN ĐẾN NĂM 2025 THAM QUAN VÀ HỌC TẬP TẠI THÁNH ĐƯỜNG MASJID AL RAHIMTHAM DỰ CHƯƠNG TRÌNH KỶ NIỆM 1 NĂM THIẾT LẬP QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN VIỆT NAM - HOA KỲBài viết cùng chuyên mục
HỘI THẢO QUỐC TẾ: LAW AND ECONOMICS ON ILLICIT TRADESNGÀY HỘI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐÀI LOAN NĂM 2021HỘI THẢO TRỰC TUYẾN: NÂNG CAO NĂNG LỰC GIÁO DỤC ĐẠI HỌCCHUỖI TẬP HUẤN OCOP - CHUYÊN ĐỀ: PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐIỂM DU LỊCH BỀN VỮNG LỄ PHÁT ĐỘNG CUỘC THI ''TÌM KIẾM TÀI NĂNG KHỞI NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ TÀI CHÍNH - TECHFEST 2021''DIỄN ĐÀN TRỰC TUYẾN ''FROM COOPERATION TO STRATEGIC PARTNERSHIP: A DECADE OF SHARED DEVELOPMENT FOR PEOPLE, PROSPERITY AND PEACE''DIỄN ĐÀN GIÁO DỤC VIỆT NAM - VES 2021HỘI THẢO CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC - ĐẠI HỌC CẦN THƠBUỔI CHIA SẺ VỀ DÂN TỘC CHĂM CỦA GIÁO SƯ IKEMOTO YUKIO, ĐẠI HỌC TOKYOHỘI NGHỊ QUỐC TẾ 2021 - VIỆN NGHIÊN CỨU ĐÔNG NAM Á, ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ BUSAN