Slide background
  HỘI THẢO KHOA HỌC - GIẢI PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐA VĂN HÓA VÀ TIỀM NĂNG CỦA CÁC GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI TP.HCM GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA, VĂN MINH ĐÔ THỊ  
Slide background
  TỌA ĐÀM QUỐC TẾ: DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ MÔ HÌNH DU LỊCH GẮN VỚI GIÁO DỤC MALAYSIA  
Slide background
  THĂM VÀ CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN SONGKRAN CỦA VƯƠNG QUỐC THÁI LAN  
Slide background
  THĂM VÀ CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN BUNPIMAY CỦA CHDCND LÀO  
Slide background
  THĂM VÀ CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN CHÔL CHHNĂM THMÂY CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA  
Slide background
  CHƯƠNG TRÌNH HÈ VIỆT NAM 2023  
Slide background
  HỘI THẢO KHOA HỌC: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SINH KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG DÂN TẠI TỈNH HẬU GIANG: THÁCH THỨC MỚI VÀ GIẢI PHÁP  
Slide background
  HỘI THẢO KHOA HỌC TẠI TỈNH HẬU GIANG NGÀY 28/10/2022  

TIN TỨC

DIỄN ĐÀN GIÁO DỤC VIỆT NAM - VES 2021

Thứ sáu, 24/09/2021 13:09

Vào ngày 9 và 10 tháng 9-2021,  Hội thảo quốc tế Khoa học Xã hội và Nhân văn 2021 (USSH-ICSSH 2021) đã diễn ra với sự tham gia của đông đảo các giảng viên, học giả, học viên đang làm việc học tập ở cả trong và ngoài nước như Đại học Hoa Sen; ĐHKHXH&NV, ĐHQGTPHCM; Đại học Deakin, Úc; Đại học Bath, Vương quốc Anh. Hội thảo với chủ đề chính “Giáo dục Đại học thích ứng với khủng hoảng” được phối hợp tổ chức bởi  trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG-HCM), Tổ chức khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) và Tạp chí Giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Buổi hội thảo diễn ra trong hai ngày, với tổng cộng 4 phiên họp song song, 1 buổi workshop và 5 phiên họp chính trình bày bởi các diễn giả khách mời. Phát biểu trong buổi khai mạc Diễn đàn, PGS. TS. Ngô Thị Phương Lan - Hiệu trưởng trường ĐH KHXH&NV khẳng định giáo dục đại học cần kịp thời thích ứng với những khủng hoảng do đại dịch Covid- 19 gây ra. Trong các phiên thảo luận, nhiều vấn đề trong bối cảnh khủng hoảng do đại dịch Covid-19 cũng được đề cập như chính sách, quản trị, vấn đề quốc tế hóa, công nghệ thông tin ở bậc giáo dục đại học. Ngoài ra, những cơ hội, thách thức của giáo dục đại học ở Việt Nam trong bối cảnh thế giới đa cực hay vấn đề quốc tế hóa giáo dục đại học Việt Nam nhằm thu hút sinh viên quốc tế cũng là những chủ đề thú vị được trình bày bởi các diễn giả khách mời.

Bàn về bức tranh giáo dục đại học trên thế giới và Việt Nam trong thế giới đa cực, GS Simon Marginson, Đại học Oxford, Vương quốc Anh đã chia sẻ những thông tin, dữ liệu cho thấy giáo dục đại học không còn là đơn cực nghiêng về các đất nước phương Tây mà đã trở nên đa cực với sự phát triển và tiềm năng của các quốc gia châu Á. Đại dịch đã có những ảnh hưởng nặng nề lên xã hội cũng như kinh tế toàn cầu. Sự nghiêm trọng của đại dịch có thể so sánh với hậu quả của thế chiến II về số người mất được ghi nhận rất cao ở một số quốc gia phương Tây như Mỹ,  Vương quốc Anh, Pháp.  Tuy vậy giáo dục đại học vẫn cho thấy tiềm năng phát triển thể hiện ở chỉ số tham gia giáo dục đại học tăng theo từng năm ở các vùng và lãnh thổ trên toàn thế giới.

Giáo sư Simon, Đại học Oxford, Vương quốc Anh với phần trình bày về chủ đề “Liệu đã kết thúc sự thống trị của các nước phương Tây ở lĩnh vực giáo dục đại học?  Giáo dục Việt Nam trong thế giới đa cực”

Một điểm đáng chú ý trong phần trình bày của GS Simon là về bảng xếp hạng đại học quốc tế.  Nghiên cứu khoa học đóng vai trò rất lớn trong các bảng xếp hạng đại học quốc tế hiện nay vì đa số nền tảng dữ liệu của các bảng xếp hạng này dựa trên các chỉ số về khoa học. Điều này có nghĩa lợi thế nghiêng về các quốc gia phương Tây do nguồn lực và khả năng nghiên cứu khoa học được chú trọng đầu tư. Do vậy GS đề xuất Việt Nam nên tham gia vào một bảng xếp hạng trong khu vực, cạnh tranh với các nền giáo dục láng giềng như Thái Lan, Indonesia và Philippines.

Phần trình bày của GS. Simon, đề xuất Việt Nam nên tham gia bảng xếp hạng đại học trong khu vực Đông Nam Á

Mang đến hội thảo chủ đề quốc tế hóa giáo dục đại học Việt Nam nhìn từ quan điểm địa chính trị, Giáo sư Trần Lý, Đại học Deakin, Úc đã phân tích những  ảnh hưởng của chính trị cũng như các biến động về dịch bệnh, kinh tế đến sinh viên quốc tế và bài học cho vấn đề quốc tế hóa ở giáo dục đại học Việt Nam.  Xu hướng dịch chuyển sinh viên quốc tế sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, một số yếu tố nổi bật và quan trọng có thể kể đến là chính sách mở cửa quốc gia, quan hệ chính trị và các mô hình giáo dục và quốc tế hóa tại mỗi quốc gia. Bộ Giáo dục Việt Nam cũng có một bước tiến lớn trong chính sách giáo dục về liên kết đào tạo với nước ngoài trình độ đại học và sau đại học được thể hiện rõ qua Thông tư 38 ban hành vào năm 2020.

Giáo sư Trần Lý, Đại học Deakin, Úc trình bày về các chương trình xúc tiến du học của một số quốc gia Mỹ,  Vương quốc Anh và Úc

Phân tích tình hình quốc tế về xu hướng du học, Giáo sư đã đưa ra những bài học cho Việt Nam cần nhận ra và nhanh chóng thực hiện để ngày càng cải thiện và nâng cao vị thế. Thứ nhất, phát huy thương hiệu Việt Nam là điểm đến trao đổi ngắn hạn hàng đầu trong khu vực. Việt Nam xếp hạng thứ 8 và tăng lên hạng 4 trong những điểm đến ngắn hạn của sinh viên Úc trong chương trình New Colombo Plan lần lượt vào hai năm 2016 và 2019. Ngoài ra, các đại học Việt Nam cần hợp tác với nhau, cũng như phối hợp với các ngành, bộ khác như du lịch, kinh tế, ngoại giao để xây dựng được thương hiệu giáo dục trên bản đồ quốc tế.

 

Diễn giả khách mời, GS Trần Lý trình bày về những bài học rút ra cho giáo dục Việt Nam

Hội nghị đã giúp cho toàn thể thành viên tham gia, các nhà nghiên cứu giáo dục, giảng viên, học giả nắm bắt được những thông tin về những điểm nổi bật, đáng chú ý của giáo dục đại học trên thế giới cũng như tình hình trong nước qua các bài thuyết trình của giảng viên công tác tại các trường Đại học Việt Nam. Qua đó, tạo ra một diễn đàn để đưa ra ý kiến, thảo luận những vấn đề còn nhức nhối, cũng như đề xuất các giải pháp để cải thiện chất lượng dạy và học, thu hút các sinh viên quốc tế.

Nguồn tham khảo: https://hcmussh.edu.vn/tin-tuc/hoi-thao-khoa-hoc-quoc-te-xhnv-2021

 

Bài mới hơn

HỘI THẢO KHOA HỌC - GIẢI PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐA VĂN HÓA VÀ TIỀM NĂNG CỦA CÁC GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI TP.HCM GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA, VĂN MINH ĐÔ THỊLÀM VIỆC VỚI TRƯỜNG QUỐC TẾ EPSOM VÀ TẠP CHÍ HORIZON Ở MALAYSIA: TRIỂN VỌNG CHO HỌC SINH VIỆT NAM CÓ THỂ HỌC TẬP Ở TRƯỜNG ANH QUỐC TẠI MALAYSIA; GIẢNG VIÊN, HVCH VÀ NCS ĐĂNG BÀI TRÊN TẠP CHÍ QUỐC TẾHỢP TÁC GIÁO DỤC GIỮA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á VỚI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI INDONESIATRIỂN VỌNG HỢP TÁC GIỮA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á VỚI HEJUN GROUP VÀ HỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM – ĐÔNG NAM Á TP.HCMTHAM DỰ SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ HỌC THUẬT THƯỜNG KỲ CỦA SEARA LẦN THỨ 12HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ VỚI CHỦ ĐỀ CÔNG NGHỆ XANH VÀ GIÁO DỤC BỀN VỮNGBUỔI GẶP GỠ VÀ TRAO ĐỔI TIỀM NĂNG VÀ TRIỂN VỌNG HỢP TÁC VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC UDON THANI RAJABHAT – THÁI LANHỘI THẢO HỢP TÁC THÚC ĐẨY CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM VÀ CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG HƯỚNG TỚI TĂNG TRƯỞNG XANH VÀ BỀN VỮNG TRONG DOANH NGHIỆPHỘI THẢO KẾT NỐI KINH DOANH VỚI CHỦ ĐỀ: ĐA DẠNG NHÀ CUNG CẤP VÀ MUA SẮM CÓ TRÁCH NHIỆM GIỚI TỌA ĐÀM: KINH TẾ XANH – KINH TẾ SỐ VÌ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Bài viết cùng chuyên mục

HỘI THẢO CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY & HỌC - ĐẠI HỌC CẦN THƠBUỔI CHIA SẺ VỀ DÂN TỘC CHĂM CỦA GIÁO SƯ IKEMOTO YUKIO, ĐẠI HỌC TOKYOHỘI NGHỊ QUỐC TẾ 2021 - VIỆN NGHIÊN CỨU ĐÔNG NAM Á, ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ BUSANBUỔI TỌA ĐÀM ''ASEAN VÀ CUỘC CHIẾN CHỐNG ĐẠI DỊCH COVID-19''HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAMBÁO CÁO DỰ ÁN TOURIST TẠI ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘTHỘI NGHỊ TỔNG KẾT DỰ ÁN V2WORK VÀ PHIÊN HỌP THƯỜNG NIÊN MẠNG LƯỚI VEES-NET LẦN THỨ NHẤTTÌM GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ''DU LỊCH BỀN VỮNG'' CHO NGÀNH DU LỊCH VIỆT NAM VÀ THÁI LANSINH VIÊN KHOA DU LỊCH THỰC TẬP VÀ QUẢNG BÁ DỰ ÁN TOURIST TẠI HÀ NỘICHUYẾN TRAO ĐỔI SINH VIÊN TRONG NƯỚC CỦA DỰ ÁN TOURIST
  • NIU_P1
  • heip_p2
  • jsps_p3
  • USSH_p4
  • VNU_p5
  •  Koushin_p6
  • josai_p7
  • iseas_p8
  • Innbruck
  • DU HỌC
  • EACEA
  • VEES-NET

GIỚI THIỆU

Giới thiệu ChungLịch sử Hình thànhChức năng & Nhiệm vụKế hoạch Chiến lược Phát triểnCơ cấu Tổ chứcQuy trình nghiệp vụLogo

KHOA HỌC

Hội thảo - Tọa đàmHợp tác Quốc tếChương trình - Dự án Nghiên cứuLý lịch Khoa học

ĐÀO TẠO

Thông báoKhóa học Tiếng Thái LanKhóa học Tiếng Khmer – LàoKhoá học Tiếng ViệtKhóa học Tiếng Mã Lai – Tiếng Indonesia
Địa chỉ: Phòng A211, Số 10–12 Đinh Tiên Hoàng,
Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
ĐT: (8428) 39100692 | Fax: (8428) 39110297
Hộp thư: info@cvseas.edu.vn
–––
©2016 Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á
Best allmodz.com mod4ree.com apkmodcity.com ezmodapk.com modhubz.com modlinkz.com modapkcity.com mod2go.com azapkmod.com