BUỔI TIẾP XÚC VÀ TRAO ĐỔI VỚI GIÁO SƯ BAE YANG SOO KHOA ĐÔNG NAM Á - ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ BUSAN
Thứ tư, 31/01/2018 09:01Ngày 24/02/2018, TS. Trần Đình Lâm đã có buổi tiếp xúc và trao đổi với GS. Bae Yang Soo Khoa Đông Nam Á - Đại học Ngoại Ngữ Busan tại Hà Nội nhân dịp Giáo sư dẫn sinh viên đi thực tế ở Việt Nam.
GS. Bae Yang Soo (Nguồn: tuoitre.vn)
Là một trong những người đậu thủ khoa của Khoa Việt Nam Học tại Đại học Seoul, Hàn Quốc, Giáo sư Bae đã đến Việt Nam trong những ngày đầu đổi mới và chứng kiến sự thay đổi kỳ diệu của nền kinh tế Việt Nam, từng bước thoát nghèo và trở thành nước thu nhập trung bình.
Sự phát triển vượt bậc này có sự đóng góp tích cực của đầu tư nguồn nhân lực cho cả hai phía Hàn Quốc và Việt Nam. Đại học Ngoại Ngữ Busan là một trong những nơi đào tạo sinh viên Hàn Quốc theo học ngành Việt Nam Học có chất lượng cao. Nơi này đã cung ứng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp Hàn quốc kinh doanh tại Viêt Nam. Theo Giáo sư Bae, năm 2016 có 4300 công ty Hàn Quốc hợp tác với Việt Nam, đến năm 2017 con số này tăng lên 6000 công ty, so với Thái Lan co 300 công ty và với Phillipine có 280 công ty. Do hạ tầng còn yếu kém, các công ty Hàn Quốc chưa thật sự mặn mà làm ăn tại Myanmar.
Không phải tất cả công ty Hàn quốc khi đến Viêt Nam đều thành công. Có những công ty thất bại, nhưng sau 1 hoặc 2 năm, họ sẽ quay trở lại. Điều đó chứng tỏ đất nước này còn rất nhiều tiềm năng. Trong khi, nếu thất bại ở Thái Lan thì công ty Hàn Quốc không quay trở lại. Hàn Quốc và Việt Nam có những nét tương đồng về văn hóa, đa số theo phật giáo Đại Thừa, ý thức mạnh mẽ về quốc gia dân tộc nên dễ dàng nhìn về tương lai. Hơn nữa, nông thôn Việt Nam ngày nay cũng tương tự như nông thôn Hàn Quốc trước đó nên mong muốn chung sức cho sự thay đổi.
Ngày nay, các rường đại học của Hàn Quốc cạnh tranh trong đào tạo tiếng Việt do nhu cầu rất lớn từ các công ty đang đầu tư tại Viêt Nam. Chính phủ đã đầu tư 3 tỷ KRW (2,675,442 USD) cho việc đào tạo ngoại ngữ thiểu số. Trong đó, tiếng Việt xếp thứ hai, chỉ sau tiếng Ả Rập.
Việt Nam hiện đang có hơn 70.000 cô dâu đang sinh sống tại Hàn Quốc, đây là cầu nối quan trọng cho mối quan hệ giữa hai nước trong tương lai.

Bài mới hơn
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THĂM VÀ LÀM VIỆC VỚI GAMUDA LAND VIETNAMHỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM – ASEAN TP.HCM VÀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THĂM, CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN CÁC TỔNG LÃNH SỰ QUÁN LÀO, CAMPUCHIA, THÁI LAN TẠI TP.HCMTHAM DỰ CHƯƠNG TRÌNH CHÚC MỪNG TẾT CỔ TRUYỀN CÁC DÂN TỘC CAMPUCHIA, LÀO, THÁI LAN VÀ MYANMARTRAO KỶ NIỆM CHƯƠNG VÌ HÒA BÌNH, HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC CHO NGÀI AUGUSTAVIANO SOFJAN – TỔNG LÃNH SỰ INDONESIA TẠI TP. HỒ CHÍ MINH VÀ GIAO LƯU VĂN HÓA: ASEAN HẠNH PHÚC CÙNG TRÀPGS.TS PHAN THỊ HỒNG XUÂN TIẾP ÔNG SHANMUGA RETNAM – CHUYÊN GIA QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TẠI ĐÔNG NAM ÁTHAM DỰ LỄ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN NGHỆ THUẬT LÂN, SƯ, RỒNG CỦA NGƯỜI HOA TẠI TP.HCM LÀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIATRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THAM DỰ CHUỖI SỰ KIỆN QUAN TRỌNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á ĐỒNG HÀNH CÙNG NGÀY HỘI NHÂN VĂN: KẾT NỐI VÀ LAN TỎA NĂM 2025TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á GÓP PHẦN LAN TỎA TRI THỨC VÀ VĂN HÓA KHU VỰC TẠI YOUTHFEST 2025THAM DỰ HỘI THẢO ĐẦU TƯ VÀO KINH TẾ CHĂM SÓC: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG