Slide background
  NGÀY HỘI GIAO LƯU VĂN HÓA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á VỚI CHỦ ĐỀ: ASEAN – CỘNG ĐỒNG THỊNH VƯỢNG  
Slide background
  HỘI THẢO KHOA HỌC - GIẢI PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐA VĂN HÓA VÀ TIỀM NĂNG CỦA CÁC GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI TP.HCM GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA, VĂN MINH ĐÔ THỊ  
Slide background
  TỌA ĐÀM QUỐC TẾ: DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ MÔ HÌNH DU LỊCH GẮN VỚI GIÁO DỤC MALAYSIA  
Slide background
  THĂM VÀ CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN SONGKRAN CỦA VƯƠNG QUỐC THÁI LAN  
Slide background
  THĂM VÀ CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN BUNPIMAY CỦA CHDCND LÀO  
Slide background
  THĂM VÀ CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN CHÔL CHHNĂM THMÂY CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA  
Slide background
  CHƯƠNG TRÌNH HÈ VIỆT NAM 2023  
Slide background
  HỘI THẢO KHOA HỌC: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SINH KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG DÂN TẠI TỈNH HẬU GIANG: THÁCH THỨC MỚI VÀ GIẢI PHÁP  

TIN TỨC

DẸP LỐI HÀNH XỬ KIỂU ''LUẬT RỪNG'' SAU VA CHẠM GIAO THÔNG, CÁCH NÀO?

Thứ sáu, 25/12/2020 21:12

Nhiều ý kiến cho rằng, cần tăng nặng khung hình phạt với những đối tượng thích hành xử kiểu “luật rừng” trên đường phố, từ đó mới đủ sức răn đe.

 

Nam thanh niên đập phá xe máy của thai phụ sau va chạm giao thông trên đường Trường Chinh, Hà Nội tháng 9/2020

Những vụ việc dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn sau va chạm giao thông, trong đó đã có không ít nạn nhân bị đánh là phụ nữ, trẻ em diễn ra liên tiếp trong thời gian gần đây thực sự là hồi chuông đáng báo động. Nhiều ý kiến cho rằng, cần tăng nặng khung hình phạt với những đối tượng thích hành xử kiểu “luật rừng” trên đường phố, từ đó mới đủ sức răn đe.

Nếu thượng tôn pháp luật, mọi chuyện đã không đi quá xa

Công an quận 12, TP HCM vừa kết thúc chuyên án, bắt giữ Nguyễn Thành Thật (SN 1997, quê Sóc Trăng) cùng các đồng phạm về hành vi “Cố ý gây thương tích”. Nhóm đối tượng này đã dùng hung khí tự chế chém khiến anh Thạch Nghiêm (SN 1996, quê Bạc Liêu) đứt lìa bàn tay trái, tỷ lệ thương tật 52%.

Vụ việc kinh hoàng này bắt nguồn từ vụ va chạm giao thông giữa anh Nghiêm và Thật ba tháng trước. Khi va chạm, hai bên lời qua tiếng lại, anh Nghiêm có dùng mũ bảo hiểm đánh vào đầu của Thật rồi bỏ đi. Ấm ức, Thật bỏ 15 triệu đồng thuê nhóm đối tượng chặt tay trả thù anh Nghiêm.

Cùng với vụ việc trên, vụ đối tượng Nguyễn Mỹ Anh (SN 2003, trú Hà Nội) đập phá xe máy của bà bầu sau va chạm giao thông tại Hà Nội; vụ Lê Tấn Thành (29 tuổi, trú Bình Dương) đánh đập nữ sinh 15 tuổi ở Bình Dương; vụ Trần Văn Mẫn (31 tuổi, trú Tây Ninh) hành hung, đạp nữ sinh 12 tuổi xuống mương sau va chạm giao thông… thời gian qua là những ví dụ rất điển hình cho thói xấu cứ xảy ra va chạm giao thông là chửi bới, xô xát đánh nhau, thậm chí là giết người mà không cần biết nguyên nhân đúng sai.

Một điều tra viên chuyên làm công tác khám nghiệm, giải quyết tai nạn của Công an TP Hà Nội phân tích, một vụ va chạm nhẹ không khiến ai bị xây xát gì, nếu giải quyết trên tinh thần thượng tôn pháp luật, thì có thể chỉ bị phạt hành chính. Nhưng sự xốc nổi, bốc đồng của một số đối tượng đã biến vụ va chạm giao thông bình thường thành hủy hoại tài sản, cố ý gây thương tích, thậm chí giết người.

“Quá trình tiếp xúc, khi bình tĩnh lại, các đối tượng đều thừa nhận chỉ vì phút ngông cuồng, mất bình tĩnh, đã cố sức gây gổ, với tâm lý quyết “đòi lại công bằng” cho chính mình, rồi lỡ tay đẩy sự việc đi quá xa…”, vị này cho biết.

Cũng theo vị điều tra viên, theo quy định hiện hành, khi xảy ra TNGT mà nạn nhân thương tích trên 61% sẽ tiến hành chuyển cơ quan CSĐT khởi tố vụ án.

Nhưng sau TNGT mà xảy ra xô xát dẫn đến ẩu đả, đánh nhau, thì chỉ cần thương tích từ 11% trở lên, vụ việc đã được chuyển sang xử lý hình sự về tội “Cố ý gây thương tích”.

Và ngay cả thương tích dưới 11%, nhưng thuộc một trong các trường hợp như dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại; có tổ chức; gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; phạm tội hai lần trở lên hoặc đối với hai người trở lên; phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau, không có khả năng tự vệ thì vẫn có thể bị khởi tố…

“Với thời đại công nghệ hiện nay, camera khắp nơi, mọi vi phạm đều sẽ được tìm ra và bị xử lý nghiêm. Vì vậy, người tham gia giao thông hãy để pháp luật phán xử công bằng, đừng đưa “luật rừng” ra đường phố, đừng biến mình từ bị hại, nạn nhân có thể trở thành bị can, bị cáo, vướng vòng lao lý”, vị cán bộ khuyến cáo.

Nạn nhân bãi nại vẫn phải xử lý kẻ côn đồ

Nhiều năm công tác trong lĩnh vực xử lý vi phạm giao thông, Thượng tá Nguyễn Văn Quỹ, nguyên Tổ trưởng Tổ Xử lý vi phạm, Đội CSGT số 1, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội nhận định, thông thường các đối tượng đánh người sau va chạm, TNGT thường cũng là các đối tượng cộm cán, cho rằng “ta đây có quyền, có thế lực ngầm”. Những đối tượng này có thể tạo áp lực để bị hại rút đơn nhằm thoát việc bị xử lý hình sự.

“Cơ quan CSĐT cần lưu ý làm rõ, nếu việc rút đơn do áp lực, đe dọa thì cần phải xử lý nghiêm”, Thượng tá Quỹ nói và cho rằng, lâu nay việc hung thủ gây áp lực hoặc nạn nhân khi hòa giải đồng ý rút đơn là rất phổ biến. Chính điều đó khiến nhiều kẻ côn đồ vẫn nhởn nhơ ngoài xã hội và tiếp diễn kiểu hành xử theo “luật rừng”

Luật sư Nguyễn Anh Thơm, Trưởng văn phòng luật sư Nguyễn Anh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cũng băn khoăn quy định cho phép hai bên hòa giải, bị hại rút đơn, vụ án sẽ đình chỉ.

“Để phù hợp với thực tế, cần có một công trình đánh giá tác động đến xã hội nhóm tội gây bức xúc trong dư luận xã hội. Đối với một số nhóm tội, kể cả người bị hại rút đơn mà xét thấy vụ việc gây bức xúc cho xã hội thì vẫn cần xử lý để tạo bài học răn đe. Như hành vi thể hiện tính chất hung hãn, côn đồ, nhất là với trẻ em, phụ nữ sau TNGT cũng là nhóm vụ việc gây bức xúc xã hội, cần phải được xử lý hình sự, để những kẻ côn đồ ý thức được rằng đánh người dù bất cứ lý do, hay mức độ nào, cũng sẽ bị xử lý mạnh tay. Chúng ta có thể sửa đổi lại quy định này cho phù hợp”, luật sư Thơm đề xuất.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu,Phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM cũng cho rằng, đánh người đã sai nhưng đánh trẻ em, phụ nữ những người yếu thế thì càng trái với pháp luật và đây là tình tiết tăng nặng.

“Những vụ việc dư luận đã bức xúc, thì dù bị hại rút đơn, vẫn cần phải xử lý. Cần bổ sung quy định này hoặc có án lệ cho những vụ việc như thế, tránh tình trạng gia tăng nạn côn đồ sau va chạm, TNGT”, luật sư Hậu nói.

 

Theo TS. Trần Đình Lâm, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam - Đông Nam Á, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP HCM, thực tế hiện nay, khi xảy ra va chạm giao thông, nhiều người thường trở nên hung dữ, không kiềm chế được lời nói và hành động. Từ đó, dẫn đến nhiều vụ việc đáng tiếc, nhiều người đã mất cả tương lai, sự nghiệp chỉ vì không kiềm chế được sự nóng giận tức thời, trong khi không ít nạn nhân bị xâm phạm nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí cả tính mạng.

Chuyên gia xã hội học, PGS.TS. Trịnh Hòa Bình cũng cho rằng, thường khi con người ta không ý thức được hậu quả mình gây ra nên mới có những hành động bất chấp pháp luật, bất chấp các quy tắc đạo đức và chuẩn mực văn hóa. “Chưa đánh được người mặt đỏ như vang, đánh được người mặt vàng như nghệ, ông cha ta đã dạy rồi, rất tiếc nhiều người không thấm”, ông Bình nói và cho rằng, chỉ có xử lý thật nghiêm thì nhiều người mới biết sợ.

Văn Huế

Báo Giao Thông

https://www.baogiaothong.vn/dep-loi-hanh-xu-kieu-luat-rung-sau-va-cham-giao-thong-cach-nao-d490099.html

Bài mới hơn

THAM DỰ HỘI THẢO KHOA HỌC NÂNG CAO NĂNG LỰC VIẾT VÀ CÔNG BỐ BÀI BÁO KHOA HỌCGẶP GỠ GIAO LƯU HỮU NGHỊ HƯƠNG TRÀ KẾT NỐI: PHỤ NỮ ASEAN HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN KỶ NIỆM NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10.THAM DỰ BUỔI KÝ KẾT BIÊN BẢN GHI NHỚ GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC UDON THANI RAJABHAT (THÁI LAN)THAM DỰ KHAI MẠC TRIỂN LÃM PHIÊN BẢN TRANH NGHỆ THUẬT CÁC NỮ HỌA SĨTHAM DỰ LỄ CHÀO MỪNG NGÀY QUỐC KHÁNH SONG THẬP ĐÀI LOAN LẦN THỨ 113THAM DỰ BUỔI HỘI THẢO KẾT NỐI THÚC ĐẨY THƯƠNG MẠI, ĐẦU TƯ VIỆT NAM – SINGAPORETỔ CHỨC THAM QUAN VÀ HỌC TẬP TẠI TÒA SOẠN BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÒNGDIỄN ĐÀN KINH TẾ VIỆT NAM - LÀO- CAMPUCHIA: DOANH NGHIỆP BA NƯỚC ĐÔNG DƯƠNG TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂNĐẠI DIỆN CHI HỘI NỮ TRÍ THỨC TRƯỜNG THAM GIA HỘI NGHỊ MẠNG LƯỚI CÁC NHÀ KHOA HỌC VÀ KỸ SƯ NỮ KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG 2024: VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGCHƯƠNG TRÌNH SUMMER SCHOOL 2024 CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC INNSBRUCK, CỘNG HÒA ÁO

Bài viết cùng chuyên mục

CẦN CÙ, TỰ LỰC, HỢP TÁC: PHƯƠNG CHÂM CHO SỰ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MỚI VIỆT NAM: Ý TƯỞNG MỘT CỘNG ĐỒNG ASEAN GẮN KẾTHỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ TRỰC TUYẾN DO TRƯỜNG ĐẠI HỌC PROVIDENCE TẠI ĐÀI LOAN TỔ CHỨCBUỔI NÓI CHUYỆN CHUYÊN ĐỀ: PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI VĂN HÓA LÀNG SEN TẠI TỈNH NINH THUẬNBUỔI TỌA ĐÀM TRỰC TUYẾN VIỆT NAM VÀ ASEAN - THÀNH TỰU, VẤN ĐỀ VÀ TRIỂN VỌNG TRONG KỶ NGUYÊN MỚISINH VIÊN DỰ ÁN TOURIST TRẢI NGHIỆM VĂN HOÁ CÙNG WORKSHOP: KIẾN TẠO GIÁ TRỊ HỒN QUÊ CHO LÀNG SEN VIỆT NAMBUỔI GIỚI THIỆU HỌC BỔNG DU HỌC STIPENDIUM HUNGARICUM CỦA CHÍNH PHỦ HUNGARYKỶ NIỆM 93 NĂM NGÀY QUỐC KHÁNH VƯƠNG QUỐC THÁI LAN (05/12/1927 - 05/12/2020)VAI TRÒ CỦA PHÁT HUY NGUỒN NHÂN LỰC VIỆT NAM QUA LĂNG KÍNH CỦA GIÁO SƯ YAMADABUỔI THĂM VÀ LÀM VIỆC VỚI LÃNH ĐẠO HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
  • NIU_P1
  • heip_p2
  • jsps_p3
  • USSH_p4
  • VNU_p5
  •  Koushin_p6
  • josai_p7
  • iseas_p8
  • Innbruck
  • DU HỌC
  • EACEA
  • VEES-NET

GIỚI THIỆU

Giới thiệu ChungLịch sử Hình thànhChức năng & Nhiệm vụKế hoạch Chiến lược Phát triểnCơ cấu Tổ chứcQuy trình nghiệp vụLogo

KHOA HỌC

Hội thảo - Tọa đàmHợp tác Quốc tếChương trình - Dự án Nghiên cứuLý lịch Khoa học

ĐÀO TẠO

Khóa học Tiếng Thái LanKhóa học Tiếng Khmer – LàoKhoá học Tiếng ViệtKhóa học Tiếng Mã Lai – Tiếng Indonesia
Địa chỉ: Phòng A211, Số 10–12 Đinh Tiên Hoàng,
Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
ĐT: (8428) 39100692 | Fax: (8428) 39110297
Hộp thư: info@cvseas.edu.vn
–––
©2016 Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á
Best allmodz.com mod4ree.com apkmodcity.com ezmodapk.com modhubz.com modlinkz.com modapkcity.com mod2go.com azapkmod.com