TỌA ĐÀM VỀ ĐỔI MỚI KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM TẠI ĐẠI HỌC PRINCE SONGKLA, PHUKHET, THÁI LAN
Thứ tư, 27/02/2019 15:02Trong khuôn khổ của dự án Tourist do EU tài trợ, TS Trần Đình Lâm đã có buổi tọa đàm với các hoc viên cao học, nghiên cứu sinh và các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Prince Songkla, Phukhet vào ngày 20 tháng 01, 2019.
Buổi tọa đàm diễn ra theo lời mời của GS. Chatchawan Wongwwattannakit, phó Khoa Quan hệ quốc tế, Đại học Prince Songkla.
TS. Trần Đình Lâm trao tặng sách cho GS. Chatchawan Wongwwattannakit
Nội dung của buổi tọa đàm xoay quanh các chủ đề: đổi mới kinh tế và phát triển du lịch tại Việt Nam, những bài học trong quá khứ, nền kinh tế kế hoạch hóa và sự trỗi dậy mạnh mẽ khi đất nước thực hiện chính sách đổi mới, hướng đến thị trường.
Trong phần trình bày, TS nhấn mạnh Việt Nam rất trân trọng và biết ơn về những đóng góp của cựu thủ tướng Chacchai Choohawan trong việc đề ra chủ truơng biến Đông Dương (Indochine) từ chiến trường thành thị trường, giúp cho mối quan hệ giữa Việt Nam, Lào Và Campuchia trở nên thân thiết hơn. TS cho biết, việc học tập kinh nghiệm du lịch của Thái Lan để vận dụng cho phát triển kinh tế xã hội là điều quan trọng và thiết yếu cho quá trình cải cách ở Việt Nam.
Trong phiên thảo luận, các nghiên cứu sinh của Miến Điện và Malaysia bày tỏ mối quan tâm về việc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam và các chính sách cần thiết cho các đồng bào dân tộc thiểu số, hướng đến sự phát triên bền vững.
GS Chatchawan cho biết, hiện nay có hơn 100.000 người Miến Điện đang tham gia thị trường lao động tại Phukhet, bên cạnh đó, khu vực này cũng đang thu hút nhiều lao động từ Lào, Campuchia và Việt Nam đến làm việc. Ngoài ra, GS Tovankasama Nicha cũng chia sẻ bài học vai trò của chính phủ và sự thích ứng về thị trường lao động, ủng hộ việc mời gọi các lao động bên ngoài đến Phuket làm việc. Vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc bên cạnh tạo điều kiện cho người dân địa phương được hưởng lợi khi phát triển du lịch cũng được các nhà nghiên cứu thảo luận sôi nổi.
Vai trò của chính phủ và sự thích ứng về thị trường lao động, ủng hộ việc mời gọi các lao động bên ngoài đến Phuket làm việc. Vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc bên cạnh tạo điều kiện cho người dân địa phương được hưởng lợi khi phát triển du lịch cũng được các nhà nghiên cứu thảo luận sôi nổi.
Các học viên và các nhà nghiên cứu tham gia buổi trò chuyện
Theo giáo sư Nirundum Tapachai, hiện tại dân nhập cư của các địa phương Thái Lan đến làm việc tại Phuket đã lên đến 70 phần trăm. Ông mong muốn có thêm nhiều chương trình giao lưu giữa các trường đại học trong khu vực Đông Nam Á. Bởi điều này không chỉ góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau mà còn có thể đẩy mạnh chia sẻ những yếu tố văn hóa trong khu vực, giúp cho việc học hỏi phát triển kinh tế giữa các nước ngày mỗi tốt hơn. Thông qua buổi trò chuyện, GS. Chatchawan mong muốn khoa Quan hệ Quốc tế tại trường sẽ đón nhận nhiều hơn nữa sinh viên cao học và nghiên cứu sinh đến từ Việt Nam, tạo điều kiện cho việc chia sẻ nguồn lực trong giáo dục đào tạo giữa các nước trong khu vực.
Trong dịp này, TS Trần Đinh Lâm cũng đã trao tặng thư viện Đại hoc Prince Songkla sách “Small and Medium-sized Enterprises: Way to Success” của Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh do GS. Yukio Ikemoto, GS. Koji Domon, TS. Trần Đình Lâm đồng biên soạn.
(*) Dự án TOURIST có tên tiếng Việt đầy đủ là Phát triển du lịch bền vững và các chính sách đổi mới trong quản lý tài chính nhằm nâng cao hiệu quả tích cực cho ngành du lịch Thái Lan và Việt Nam. Dự án sẽ được tiến hành trong 3 năm (2017-2020) do Quỹ Erasmus+ của Liên minh châu u tài trợ, dưới sự điều phối chính của Trường ĐH FH Joaneum (Áo). Các thành viên phía Việt Nam gồm Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG Hà Nội, Đại học Huế và Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG-HCM. Mục tiêu chính của TOURIST là nâng cao năng lực của hệ thống giáo dục bậc cao trong phát triển du lịch bền vững và thành lập mạng lưới kết nối các nhóm đối tượng của Dự án.

Bài mới hơn
HỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM – ASEAN TP.HCM VÀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THĂM, CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN CÁC TỔNG LÃNH SỰ QUÁN LÀO, CAMPUCHIA, THÁI LAN TẠI TP.HCMTHAM DỰ CHƯƠNG TRÌNH CHÚC MỪNG TẾT CỔ TRUYỀN CÁC DÂN TỘC CAMPUCHIA, LÀO, THÁI LAN VÀ MYANMARTRAO KỶ NIỆM CHƯƠNG VÌ HÒA BÌNH, HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC CHO NGÀI AUGUSTAVIANO SOFJAN – TỔNG LÃNH SỰ INDONESIA TẠI TP. HỒ CHÍ MINH VÀ GIAO LƯU VĂN HÓA: ASEAN HẠNH PHÚC CÙNG TRÀPGS.TS PHAN THỊ HỒNG XUÂN TIẾP ÔNG SHANMUGA RETNAM – CHUYÊN GIA QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TẠI ĐÔNG NAM ÁTHAM DỰ LỄ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN NGHỆ THUẬT LÂN, SƯ, RỒNG CỦA NGƯỜI HOA TẠI TP.HCM LÀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIATRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THAM DỰ CHUỖI SỰ KIỆN QUAN TRỌNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á ĐỒNG HÀNH CÙNG NGÀY HỘI NHÂN VĂN: KẾT NỐI VÀ LAN TỎA NĂM 2025TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á GÓP PHẦN LAN TỎA TRI THỨC VÀ VĂN HÓA KHU VỰC TẠI YOUTHFEST 2025THAM DỰ HỘI THẢO ĐẦU TƯ VÀO KINH TẾ CHĂM SÓC: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNGĐÓN TIẾP TS. HUMPREY ARNALDO RUSSEL ĐẾN THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI TRUNG TÂM