Slide background
   
Slide background
  HỘI THẢO KHOA HỌC - GIẢI PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐA VĂN HÓA VÀ TIỀM NĂNG CỦA CÁC GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI TP.HCM GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA, VĂN MINH ĐÔ THỊ  
Slide background
  TỌA ĐÀM QUỐC TẾ: DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ MÔ HÌNH DU LỊCH GẮN VỚI GIÁO DỤC MALAYSIA  
Slide background
  THĂM VÀ CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN SONGKRAN CỦA VƯƠNG QUỐC THÁI LAN  
Slide background
  THĂM VÀ CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN BUNPIMAY CỦA CHDCND LÀO  
Slide background
  THĂM VÀ CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN CHÔL CHHNĂM THMÂY CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA  
Slide background
  CHƯƠNG TRÌNH HÈ VIỆT NAM 2023  
Slide background
  HỘI THẢO KHOA HỌC: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SINH KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG DÂN TẠI TỈNH HẬU GIANG: THÁCH THỨC MỚI VÀ GIẢI PHÁP  

TIN TỨC

WORKSHOP DỰ ÁN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (REACT) TẠI ĐẠI HỌC SOUPHANOUVONG, LUANG PRABANG, LÀO

Thứ ba, 07/11/2017 13:11

Từ ngày 30/10/2017 đến ngày 03/11/2017, tất cả các thành viên dự án REACT đã tham dự hội thảo tập huấn lần I, họp điều phối dự án và hội nghị bàn tròn lần I dưới sự chủ trì của trường Đại học Souphanouvong, Lào. 

Hội thảo tập huấn lần I với chủ đề Hoạt động hỗ trợ nghiên cứu và đổi mới (Reseach & Innovation Support Services) trong chuỗi tập huấn Training of Trainers của dự án được tổ chức từ ngày 30/10-01/11. Hội thảo huấn lần l với mục đích giúp thành viên dự án hiểu được hoạt động hỗ trợ nghiên cứu và đổi mới, vai trò của các hoạt động trong việc thành lập các đơn vị REACT (REACT Unit) theo yêu cầu dự án. Đồng thời, hiểu thêm về các tiêu chí đánh giá và khuyến khích nghiên cứu khoa học, cũng như giới thiệu về cơ sở dữ liệu nghiên cứu và kết quả nghiên cứu được công bố tại các trường ĐH ở châu Âu. Từ đó, các thành viên dự án thảo luận và trao đổi xem làm thế nào để có thể áp dụng những hoạt động hỗ trợ nghiên cứu và đổi mới về Biến đổi khí hậu (BĐKH) nói trên tại các trường đại học, viện nghiên cứu ở Đông Nam Á.

Trong buổi hội thảo tập huấn lần này, TS. Roberto cho rằng mối quan hệ giữa các trường Đại học và doanh nghiệp ở các nước Đông Nam Á chưa chặt chẽ. Do đó, mục tiêu, cấu trúc và chất lượng của các đơn vị hỗ trợ nghiên cứu và đổi mới trong trường ĐH rất quan trọng. Việc thành lập các REACT Unit tại mỗi trường đại học trong khuôn khổ dự án REACT sẽ mang đến tác động tích cực đến hệ thống nghiên cứu đổi mới tại mỗi trường thành viên; thông qua REACT Unit để xây dựng mạng lưới các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, học giả, sinh viên và những đối tượng quan tâm đến nghiên cứu biến đổi khí hậu và các ngành liên quan.

TS. Roberto Escarre thuyết trình tại buổi tập huấn lần I

Các thành viên dự án tham dự buổi tập huấn lần I tại Luang Prabang, Lào

Họp điều phối dự án (02/11) diễn ra tại trường ĐH Souphanouvong, Lào. Buổi họp cập nhật các hoạt động của các gói công việc (WP) của dự án trong 9 tháng vừa qua, đồng thời thảo luận những công việc các đơn vị tham gia cần thực hiện trong năm tiếp theo. Đối với WP2 - dự án đang trong quá trình tổng hợp dữ liệu từ các trường đại học và viện nghiên cứu ở Campuchia, Lào và Việt Nam với mục đích, phân tích nhu cầu nghiên cứu cũng như cần được tập huấn về BĐKH. Dựa vào đó, dự án có thể triển khai các hội thảo tập huấn với các chủ đề đã khảo sát cho các trường đại học ở ba nước. Ngoài ra, dự án REACT còn tài trợ cho 6 trường đại học thành viên, mỗi trường một phòng học được cung cấp trang thiết bị có giá trị tương ứng € 31.700 phục vụ nghiên cứu khoa học.


Hình ảnh buổi họp điều phối dự án tại trường ĐH Souphanouvong, Lào

Hội nghị bàn tròn lần I (03/11) với chủ đề “Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và đổi mới về biến đổi khí hậu và các lĩnh vực liên quan” (Supporting Research, Development & Innovation in Climate change and related fields) thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, học giả, quản lý, sinh viên từ các trường Đại học; chính quyền và các bên liên quan (công ty, tổ chức, agency, NGO, v.v. làm việc trong lĩnh vực BĐKH hoặc các vấn đề liên quan như ảnh hưởng môi trường hoặc quản lý rủi ro) từ cấp địa phương đến cấp quốc gia tại Luang Prabang và tại Lào. Hội nghị bàn tròn lần I khuyến khích thảo luận về tầm quan trọng của phát triển nghiên cứu chất lượng về BĐKH và các lĩnh vực liên quan, quan trọng cho kinh tế của Lào nói riêng và Đông Nam Á nói chung. Ngoài ra, đưa ra kết luận trong đó bao gồm những khó khăn cụ thể của Lào trong việc quản lý và thực hiện nghiên cứu, phát triển và đổi mới về BĐKH dưới góc nhìn đa ngành; cũng như gợi ý cải thiện chương trình giảng dạy của các trường Đại học về BĐKH theo cách tiếp cận dựa trên năng lực cạnh tranh hơn.

Bà Knam Sone, nhân viên Phòng Bảo vệ trẻ em, Sở Lao động và Xã hội, tỉnh Luang Prabang, Lào cho biết Bà rất quan tâm đến hội nghị bàn tròn của dự án bởi vì Bà không có kinh nghiệm về BĐKH. Bà mong muốn các trường ĐH tổ chức tập huấn về cách phòng chống cũng như giảm nhẹ tổn thất và rủi ro sau thiên tai trong các buổi seminar sắp tới.

Về phía các trường Đại học (ĐH) châu Âu, có sự tham gia của TS. Roberto Escarre - Giám đốc phòng Quản lý dự án quốc tế - ĐH Alicante (Tây Ban Nha), Bà Cristina Beans - Quản lý dự án REACT - ĐH Alicante; Bà Noelia Lopez - ĐH Alicante; TS. Oana Driha - ĐH Alicante; Bà Olga Bloshchinska – ĐH Alicante; TS. Roderich V. Detten, Đại học Freiburg (Đức); GS. Giorgio Boni - ĐH Genoa (Ý); Ông Angelo Musaio - ĐH Genoa; GS. Catherine Vesperini – Giám đốc Viện Khoa học Rủi ro châu Âu – Địa Trung Hải (Pháp). Ngoài ra, còn có sự tham dự của các thành viên dự án từ trường ĐH Heng Samrin Thbongkhmum (Campuchia), trường ĐH Nông nghiệp Hoàng gia (Campuchia), trường ĐH Souphanouvong (Lào), trường ĐH Quốc gia Lào, trường ĐH Nông Lâm – Huế và trường ĐH KHXN&NV HCM. Về phía trường ĐH KHXH&NV HCM có sự tham dự của TS. Trần Đình Lâm - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á; PGS. TS. Nguyễn Thị Hồng Xoan - Trưởng khoa Xã hội học. 

Bài mới hơn

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THĂM VÀ LÀM VIỆC VỚI GAMUDA LAND VIETNAMHỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM – ASEAN TP.HCM VÀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THĂM, CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN CÁC TỔNG LÃNH SỰ QUÁN LÀO, CAMPUCHIA, THÁI LAN TẠI TP.HCMTHAM DỰ CHƯƠNG TRÌNH CHÚC MỪNG TẾT CỔ TRUYỀN CÁC DÂN TỘC CAMPUCHIA, LÀO, THÁI LAN VÀ MYANMARTRAO KỶ NIỆM CHƯƠNG VÌ HÒA BÌNH, HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC CHO NGÀI AUGUSTAVIANO SOFJAN – TỔNG LÃNH SỰ INDONESIA TẠI TP. HỒ CHÍ MINH VÀ GIAO LƯU VĂN HÓA: ASEAN HẠNH PHÚC CÙNG TRÀPGS.TS PHAN THỊ HỒNG XUÂN TIẾP ÔNG SHANMUGA RETNAM – CHUYÊN GIA QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TẠI ĐÔNG NAM ÁTHAM DỰ LỄ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN NGHỆ THUẬT LÂN, SƯ, RỒNG CỦA NGƯỜI HOA TẠI TP.HCM LÀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIATRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THAM DỰ CHUỖI SỰ KIỆN QUAN TRỌNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á ĐỒNG HÀNH CÙNG NGÀY HỘI NHÂN VĂN: KẾT NỐI VÀ LAN TỎA NĂM 2025TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á GÓP PHẦN LAN TỎA TRI THỨC VÀ VĂN HÓA KHU VỰC TẠI YOUTHFEST 2025THAM DỰ HỘI THẢO ĐẦU TƯ VÀO KINH TẾ CHĂM SÓC: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG

Bài viết cùng chuyên mục

THAM DỰ HỘI THẢO KHOA HỌC QUAN HỆ VIỆT NAM - THẾ GIỚI Ả RẬP: CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ PHÁT TRIỂNNHÀ KHÔNG DÂY ĐIỆN - KHÔNG CHỈ CÓ TRÊN PHIM ẢNHLỄ QUỐC KHÁNH SONG LẬP ĐÀI LOAN LẦN THỨ 106THAM DỰ HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CẤP QUỐC GIA VÀ KHU VỰC VỀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM Á VÀ KHỐI ASEAN TẠI ĐẠI HỌC GADJAH MADA, INDONESIAVỊ THẾ CỘNG ĐỒNG ASEAN ĐANG DẦN ĐƯỢC CỦNG CỐ TẠI VIỆT NAMBUỔI NÓI CHUYỆN VỚI ĐOÀN EXOTISSIMO 9/2017CHƯƠNG TRÌNH HỌC KỲ MÙA HÈ 2017 CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC INNSBRUCK, CỘNG HÒA ÁOBUỔI BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ: NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬUCHUYẾN THĂM CỦA GS. TRIDIB CHAKRABORTI, ĐẠI HỌC JADAVPUR, ẤN ĐỘUNIVERSITY OF ADELAIDE, ACCELERATOR SCHOLARSHIPS IN AUSTRALIA, 2018
  • NIU_P1
  • heip_p2
  • jsps_p3
  • USSH_p4
  • VNU_p5
  •  Koushin_p6
  • josai_p7
  • iseas_p8
  • Innbruck
  • DU HỌC
  • EACEA
  • VEES-NET

GIỚI THIỆU

Giới thiệu ChungLịch sử Hình thànhChức năng & Nhiệm vụKế hoạch Chiến lược Phát triểnCơ cấu Tổ chứcQuy trình nghiệp vụLogo

KHOA HỌC

Hội thảo - Tọa đàmHợp tác Quốc tếChương trình - Dự án Nghiên cứuLý lịch Khoa học

ĐÀO TẠO

Thông báoKhóa học Tiếng Thái LanKhóa học Tiếng Khmer – LàoKhoá học Tiếng ViệtKhóa học Tiếng Mã Lai – Tiếng Indonesia
Địa chỉ: Phòng A211, Số 10–12 Đinh Tiên Hoàng,
Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
ĐT: (8428) 39100692 | Fax: (8428) 39110297
Hộp thư: info@cvseas.edu.vn
–––
©2016 Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á
Best allmodz.com mod4ree.com apkmodcity.com ezmodapk.com modhubz.com modlinkz.com modapkcity.com mod2go.com azapkmod.com