Slide background
  NGÀY HỘI GIAO LƯU VĂN HÓA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á VỚI CHỦ ĐỀ: ASEAN – CỘNG ĐỒNG THỊNH VƯỢNG  
Slide background
  HỘI THẢO KHOA HỌC - GIẢI PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐA VĂN HÓA VÀ TIỀM NĂNG CỦA CÁC GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI TP.HCM GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA, VĂN MINH ĐÔ THỊ  
Slide background
  TỌA ĐÀM QUỐC TẾ: DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ MÔ HÌNH DU LỊCH GẮN VỚI GIÁO DỤC MALAYSIA  
Slide background
  THĂM VÀ CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN SONGKRAN CỦA VƯƠNG QUỐC THÁI LAN  
Slide background
  THĂM VÀ CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN BUNPIMAY CỦA CHDCND LÀO  
Slide background
  THĂM VÀ CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN CHÔL CHHNĂM THMÂY CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA  
Slide background
  CHƯƠNG TRÌNH HÈ VIỆT NAM 2023  
Slide background
  HỘI THẢO KHOA HỌC: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SINH KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG DÂN TẠI TỈNH HẬU GIANG: THÁCH THỨC MỚI VÀ GIẢI PHÁP  

TIN TỨC

BUỔI NÓI CHUYỆN :HIỆN TRẠNG NƯỚC NHẬT SAU SỰ CỐ HẠT NHÂN

Thứ ba, 12/06/2012 19:06

GS. Matsuda Kiyoshi, Đại học Tokyo Nhật Bản (Tokyo University of Information Sciences) vừa có buổi nói chuyện về “Hiện trạng nước Nhật sau sự cố điện hạt nhân”  tại ĐHKHXHV TPHCM vào ngày 11/6.

Tham gia buổi nói chuyện có TS. Trần Đình Lâm, Gíam đốc Trung tâm nghiên cứu Việt Nam Đông Nam Á, PGS. TS. Thành Phần, Phó Gíam đốc trung tâm cùng một số giảng viên, TS. Hồ Ngọc Phương, Đại học Kinh tế, các nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên trường ĐH KHXHNV TPHCM.

GS. Matsuda đã trình bày những thay đổi của Nhật Bản sau sự cố điện hạt nhân hơn một năm về trước. Sau thảm họa kép động đất và sóng thần vào 11/3 năm ngoái, tại tỉnh Fukushima, nơi có nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, hậu quả đặc biệt nặng nề. Không khí, đất đai bị nhiễm phóng xạ, buộc phải sơ tán người dân trên diện rộng.

“Nhật Bản là quốc gia luôn đối mặt với nhiều thiên tai nhưng thảm họa này là quá lớn lao, sự cố tại nhà máy điện nguyên tử là điều mà người Nhật không bao giờ dám tưởng tượng đến”, GS vẫn không ngăn được xúc động mỗi khi nhắc đến thảm họa đã qua.

Nhật Bản là quốc gia không có nhiều tài nguyên thiên nhiên, việc phát triển đất nước phải nhờ vào điện hạt nhân là tất yếu. Trước sự cố, năng lượng điện hạt nhân chiếm 20-30% sản lượng điện Nhật Bản. Sau sự cố, 50 điểm có nhà máy điện hạt nhân ngừng hoạt động, phải dựa vào nhiệt điện để duy trì năng lượng điện.

GS cho biết, Nhật Bản đang đối mặt với vấn đề thiếu điện, nhất là mùa hè sắp tới. Việc phát triển kinh tế, duy trì các nhà máy điện hạt nhân trong sự tính toán cân đối với yếu tố môi trường, cân bằng giữa kinh tế và văn hóa đang là mối quan tâm hàng đầu của Nhật Bản hiện nay.

Nhật Bản đang dần dần hồi phục nhưng có những vùng đất không thể trở lại như trước, có rất nhiều người không thể quay lại quê hương. Yếu tố “Kizuna”, tức là sự gắn kết, tương trợ lẫn nhau  được đặc biệt nhấn mạnh trong thời điểm này. Việc phục hồi nền kinh tế nếu không có yếu tố “Kizuna” thì rất khó thành công, GS chia sẻ.

Tham gia buổi nói chuyện, GS Matsuda còn nhiệt tình trả lời các câu hỏi của các học viên nêu ra. Những vấn đề về biện pháp mà Nhật Bản hiện đang tiến hành để đối phó với ô nhiễm phóng xạ, người dân Nhật Bản đã giữ được bình tĩnh bằng cách nào, những thuận lợi, khó khăn và những điều cần lưu ý của Việt Nam khi xây nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận sắp tới đã được GS trao đổi rất cặn kỹ.

Trong việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân cần phải tính toán đến những biện pháp phòng vệ cần thiết. Sự cố sóng thần vượt đê bảo vệ đã để lại những hậu quả nghiêm trọng tại Nhật Bản như trong đợt vừa qua, theo tính toán thì nếu để phục hồi, phải cần một khoảng thời gian 30-40 năm.

“Việt Nam cần phải có một sự tính toán về kỹ thuật thật hợp lý khi tiến hành xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Con người tạo ra năng lượng hạt nhân thì phải học cách sống cùng nó và tìm cách để kiểm soát được máy móc”, GS nhắn nhủ.

Kết thúc buổi giao lưu, Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam Đông Nam Á đã tặng quà lưu niệm và cuốn sách mới phát hành “The Economic, Cultural and Social Life of Bahnar Pepople Sustainable Development” cho GS Matsuda và các người người bạn từ Nhật Bản của ông.

Bài mới hơn

THAM DỰ HỘI THẢO KHOA HỌC NÂNG CAO NĂNG LỰC VIẾT VÀ CÔNG BỐ BÀI BÁO KHOA HỌCGẶP GỠ GIAO LƯU HỮU NGHỊ HƯƠNG TRÀ KẾT NỐI: PHỤ NỮ ASEAN HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN KỶ NIỆM NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10.THAM DỰ BUỔI KÝ KẾT BIÊN BẢN GHI NHỚ GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC UDON THANI RAJABHAT (THÁI LAN)THAM DỰ KHAI MẠC TRIỂN LÃM PHIÊN BẢN TRANH NGHỆ THUẬT CÁC NỮ HỌA SĨTHAM DỰ LỄ CHÀO MỪNG NGÀY QUỐC KHÁNH SONG THẬP ĐÀI LOAN LẦN THỨ 113THAM DỰ BUỔI HỘI THẢO KẾT NỐI THÚC ĐẨY THƯƠNG MẠI, ĐẦU TƯ VIỆT NAM – SINGAPORETỔ CHỨC THAM QUAN VÀ HỌC TẬP TẠI TÒA SOẠN BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÒNGDIỄN ĐÀN KINH TẾ VIỆT NAM - LÀO- CAMPUCHIA: DOANH NGHIỆP BA NƯỚC ĐÔNG DƯƠNG TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂNĐẠI DIỆN CHI HỘI NỮ TRÍ THỨC TRƯỜNG THAM GIA HỘI NGHỊ MẠNG LƯỚI CÁC NHÀ KHOA HỌC VÀ KỸ SƯ NỮ KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG 2024: VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGCHƯƠNG TRÌNH SUMMER SCHOOL 2024 CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC INNSBRUCK, CỘNG HÒA ÁO

Bài viết cùng chuyên mục

KÍCH KINH TẾ PHÁT TRIỂN BẰNG NIỀM TIN ( Tin trên Người Lao Động Online)THAM DỰ LỄ HỘI THÁNG 5TIẾP TIẾN SĨ OGARU VÀ ÔNG HIRANO, ĐẠI HỌC HIROSHIMA NHẬT BẢNTRAO ĐỔI VỚI GIÁO SƯ ĐẠI HỌC QUỐC GIA PUSAN, HÀN QUỐCTHAM DỰ CUỘC THI HÙNG BIỆN TIẾNG NHẬT LẦN THỨ 18BÁO CÁO Ý NGHĨA CỦA THẢM HỌA TOHOKU NHẬT BẢNCHƯƠNG TRÌNH HỌC BỔNG CỦA TỔNG LÃNH SỰ ẤN ĐỘBIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT INDONESIA 2012 TIẾN TỚI CỘNG ĐỒNG ASEAN NĂM 2015TIẾP GIÁO SƯ MINORU KIRYU VÀ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG NHẬT NGỮ OLJGIAO LƯU VỚI CHỦ TỊCH HỘI HỮU NGHỊ MÔNG CỔ - VIỆT NAM
  • NIU_P1
  • heip_p2
  • jsps_p3
  • USSH_p4
  • VNU_p5
  •  Koushin_p6
  • josai_p7
  • iseas_p8
  • Innbruck
  • DU HỌC
  • EACEA
  • VEES-NET

GIỚI THIỆU

Giới thiệu ChungLịch sử Hình thànhChức năng & Nhiệm vụKế hoạch Chiến lược Phát triểnCơ cấu Tổ chứcQuy trình nghiệp vụLogo

KHOA HỌC

Hội thảo - Tọa đàmHợp tác Quốc tếChương trình - Dự án Nghiên cứuLý lịch Khoa học

ĐÀO TẠO

Khóa học Tiếng Thái LanKhóa học Tiếng Khmer – LàoKhoá học Tiếng ViệtKhóa học Tiếng Mã Lai – Tiếng Indonesia
Địa chỉ: Phòng A211, Số 10–12 Đinh Tiên Hoàng,
Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
ĐT: (8428) 39100692 | Fax: (8428) 39110297
Hộp thư: info@cvseas.edu.vn
–––
©2016 Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á
Best allmodz.com mod4ree.com apkmodcity.com ezmodapk.com modhubz.com modlinkz.com modapkcity.com mod2go.com azapkmod.com