GIAO LƯU VỚI ĐOÀN SINH VIÊN ĐẠI HỌC WASEDA, NHẬT BẢN NĂM 2013
Thứ hai, 24/08/2015 14:08TS. Trần Đình Lâm vừa có buổi thuyết trình cho các sinh viên đến từ ĐH Waseda, Nhật Bản nhân dịp đoàn đến giao lưu với sinh viên của trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM vào sáng ngày 01 tháng 03 năm 2013.
Đoàn lần này gồm 5 sinh viên đến từ ĐH Waseda, Nhật Bản do GS. Yoshiharu Tsuboi dẫn đầu, giao lưu với các sinh viên đến từ khoa Quan hệ quốc tế, khoa Đông Phương học, ĐH KHXHNV TPHCM. Đây gần như là một hoạt động thường niên của hai trường trong những năm gần đây.
TS. Trần Đình Lâm, GS. Yoshiharu Tsuboi cùng các bạn sinh viên ĐH Waseda và ĐH KHXH&NV TP.HCM.
Mở đầu cho buổi giao lưu, TS. Trần Đình Lâm đã có bài thuyết trình sơ nét về tình hình kinh tế của Việt Nam, bắt đầu từ thời kinh tế bao cấp đến công cuộc cải cách kinh tế diễn ra từ 1986 – 1990 cũng như những khía cạnh của nền kinh tế Việt Nam trong khoảng 10 năm đầu của thế kỷ XXI.
Bên cạnh đó, TS. Trần Đình Lâm cũng đề cập đến một số vấn đề nóng liên quan đến Trung Quốc mà Việt Nam và Nhật Bản cùng quan tâm, chia sẻ. Các sinh viên cùng trao đổi về việc hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc có chứa chất gây ung thư đang ngày càng trở nên tràn lan hay như việc một nhà hàng ở Bắc Kinh, Trung Quốc có treo bảng kỳ thị, không phục vụ người Việt Nam, người Nhật và người Philippines mà báo chí đã đưa tin gần đây.
Sau phần thuyết trình của TS. Trần Đình Lâm, các bạn sinh viên ĐH Waseda chia thành 4 nhóm nhỏ để thảo luận với các sinh viên của ĐH KHXH&NV. Sau hơn một giờ trao đổi sôi nổi, các nhóm lần lượt lên trình bày những ý kiến để giúp thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển, ví dụ như tăng cường đầu tư vào giáo dục, đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia khác trong khu vực để trao đổi công nghệ, cải thiện hệ thống giao thông…
Các bạn sinh viên tham gia thảo luận tại buổi giao lưu.
Ngoài ra, các bạn cũng đưa ra một số so sánh thú vị về cuộc sống thường nhật và đời sống sinh viên giữa người Việt Nam và người Nhật Bản, và từ đây chúng ta thấy được rằng mình cần phải học hỏi rất nhiều điều từ người Nhật.

Bài mới hơn
Buổi thuyết trình của Giáo sư IkemotoCHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG NÔNG THÔN – HỢP TÁC VỚI ĐẠI HỌC OKINAWA – NHẬT BẢN.DIỄN ĐÀN KẾT NỐI DOANH NHÂN KIỀU BÀO, THÚC ĐẨY THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ NGÀNH NÔNG NGHIỆP TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ''TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN CÁC MÔ HÌNH SINH KẾ CỦA NÔNG DÂN TỈNH HẬU GIANG''KHÁNH THÀNH PHÒNG TRƯNG BÀY - GIÁO DỤC SAEMAUL VÀ TRUNG TÂM TRIỂN LÃM THỰC TẾ ẢO SAEMAUL UNDONGLỄ KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM - ẤN ĐỘBUỔI THẢO LUẬN CHUYÊN ĐỀ ''CẢI CÁCH KINH TẾ Ở ẤN ĐỘ VÀ VIỆT NAM''HỘI THẢO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỒNG BẰNG SỒNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045TỌA ĐÀM TRỰC TUYẾN - CẢM NHẬN CỦA NGƯỜI DÂN VỀ CÁC BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ VỚI ĐẠI DỊCH COVID-19 CỦA CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN: KẾT QUẢ KHẢO SÁT QUA ĐIỆN THOẠI VÒNG 2, 2021 DIỄN ĐÀN KHỞI NGHIỆP GẮN VỚI CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (OCOP) TRONG THANH NIÊN, SINH VIÊN