HỘI THẢO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐỒNG BẰNG SỒNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045
Thư năm, 30/12/2021 17:12Ngày 10/12/2021, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Thành ủy Cần Thơ và Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo trực tuyến với các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về “Phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương chủ trì hội thảo. Tham dự hội thảo có PGS.TS. Vũ Hải Quân - Giám đốc ĐHQG TPHCM, các bí thư tỉnh ủy, các Bộ ngành trung ương và địa phương. Hội thảo còn đón tiếp sự tham gia của các viện, trường đại học, các chuyên gia, nhà khoa học và lãnh đạo 13 tỉnh, thành vùng ĐBSCL ở các điểm cầu. TS. Trần Đình Lâm, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á, cũng tham dự buổi hội thảo.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Trần Tuấn Anh, Trưởng ban Kinh tế Trung ương nhận định, qua 18 năm triển khai Nghị quyết 21, vùng ĐBSCL đã có những chuyển biến tích cực, đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Vùng ĐBSCL khẳng định vị trí trung tâm sản xuất, xuất khẩu lúa, gạo, thủy, hải sản và cây ăn trái hàng đầu của cả nước. Bên cạnh đó, ông Trần Tuấn Anh đánh giá cao những nghiên cứu, dự báo và đề xuất của các chuyên gia, nhà khoa học và các địa phương đối với vấn đề phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL.
Ông Trần Tuấn Anh phát biểu tại Hội thảo.
Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học và lãnh đạo các địa phương đã nghe các tham luận về quan điểm, mục tiêu, định hướng và các giải pháp nhằm phát triển khoa học và công nghệ, nguồn nhân lực, tạo việc làm, chăm sóc sức khỏe người dân và đảm bảo an sinh xã hội vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; các giải pháp nhằm bảo vệ tài nguyên và ứng phó với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; quy hoạch vùng ĐBSCL trong thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; tiếp cận sinh thái xã hội đối với phát triển bền vững tại các đồng bằng lớn. Trong phiên thảo luận, các đại biểu đã cùng nhau tập trung đánh giá các thành tựu đạt được, chỉ ra các hạn chế và bài học kinh nghiệm, các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL; đồng thời thảo luận, trao đổi về góc nhìn đa chiều trong phát triển kinh tế-xã hội vùng ĐBSCL.
Hội thảo được tổ chức với mục tiêu nhằm củng cố luận cứ về khoa học và thực tiễn phục vụ Đề án tổng kết Nghị quyết 21-NQ/TW, từ đó tham mưu, đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư phương hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL trong giai đoạn mới.

Bài mới hơn
Buổi thuyết trình của Giáo sư IkemotoCHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BỀN VỮNG NÔNG THÔN – HỢP TÁC VỚI ĐẠI HỌC OKINAWA – NHẬT BẢN.DIỄN ĐÀN KẾT NỐI DOANH NHÂN KIỀU BÀO, THÚC ĐẨY THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ NGÀNH NÔNG NGHIỆP TRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ''TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN CÁC MÔ HÌNH SINH KẾ CỦA NÔNG DÂN TỈNH HẬU GIANG''KHÁNH THÀNH PHÒNG TRƯNG BÀY - GIÁO DỤC SAEMAUL VÀ TRUNG TÂM TRIỂN LÃM THỰC TẾ ẢO SAEMAUL UNDONGLỄ KỶ NIỆM 50 NĂM NGÀY THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM - ẤN ĐỘBUỔI THẢO LUẬN CHUYÊN ĐỀ ''CẢI CÁCH KINH TẾ Ở ẤN ĐỘ VÀ VIỆT NAM''