TỌA ĐÀM VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TỔN THƯƠNG KINH TẾ XÃ HỘI Ở KHU VỰC SÔNG MEKONG
Thứ ba, 08/01/2019 19:01Ngày 21/12, Trung tâm nghiên cứu Việt Nam Đông Nam Á đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề Biến đổi khí hậu và tổn thương kinh tế xã hội ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long tại Trường ĐH KHXH&NV. Chương trình nằm trong khuôn khổ Dự án REACT (*)
Tham dự tọa đàm có TS. Trần Đình Lâm - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á, chuyên viên của các Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Bình Phước, Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Cà Mau, Viện Địa lý và Tài nguyên TP.HCM, Trường ĐH Nông lâm Huế; cùng giảng viên, nghiên cứu viên, học viên cao học, sinh viên của Trường ĐH KHXH&NV, Trường ĐH Mở TP.HCM, Trường ĐH Đà Lạt, ĐH Đà Nẵng, Trường ĐH Văn Hiến và Viện KHXH vùng Nam bộ.
GS. Chung Hoàng Chương - Thành viên Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (Trường ĐH KHXH&NV) - là diễn giả của buổi tọa đàm. GS trình bày các chủ đề liên quan bao gồm:
- Chiều hướng của biến đổi khí hậu tại vùng Đông và Tây sông Mekong, quá trình giảm thiểu tác động và thích nghi của dân cư.
- Hoạt động kinh tế sông nước ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và vùng Biển Hồ, qua các nghiên cứu của Trường ĐH KHXH&NV (2015) và Trường Đại học Chiang Mai (Thái Lan, 2015)
- Tính dễ tổn thương của cộng đồng dân cư vùng sông nước: sự biến mất của kinh tế thương hồ.
Điều kiện tự nhiên của ĐBSCL gồm hai nhánh sông hạ nguồn của sông Mekong giúp điều hòa nhiệt độ, lượng nước và khí hậu. Từ đó, khu vực này hình thành dân cư và các hoạt động kinh tế sông nước rất đa dạng. Tuy nhiên, ĐBSCL đã bị tác động nhiều do sự khai thác quá mức của con người. Kinh tế thương hồ, từng là biểu tượng sinh kế của ĐBSCL và Biển Hồ, đang biến đổi và có nguy cơ biến mất do chịu ảnh hưởng của sự thay đổi từ thượng nguồn.
Trong phần thảo luận, người tham dự đưa ra khá nhiều câu hỏi liên quan đến sự giảm thiểu tác động và thích ứng trong hoạt động nông nghiệp đối với cư dân tại ĐBSCL. Ngoài ra, một số ý kiến quan tâm đến sự khác biệt trong thích ứng với biến đổi khí hậu giữa vùng đồng bằng, miền núi và ven biển, đặc biệt là ở khía cạnh thích ứng sinh kế.
Kết thúc buổi tọa đàm, TS. Trần Đình Lâm - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á bày tỏ sự cảm ơn đến các khách mời tham gia, đồng thời chia sẻ mong muốn người tham dự sẽ lan tỏa rộng hơn những kiến thức và thông tin trong buổi tọa đàm đến cộng đồng.
Một số hình ảnh:

GS. Chung Hoàng Chương trình bày phần thuyết trình

Khán giả đặt câu hỏi trong phần thảo luận

Các khách mời tham gia vào chương trình tọa đàm
(*) Dự án "Nâng cao Năng lực Nghiên cứu Khoa học về Biến đổi Khí hậu" (strengthening climate change REsearch And innovation CapaciTies in Cambodia, Laos and Vietnam), viết tắt là REACT, được điều phối bởi Trường Đại học Alicante(Tây Ban Nha), kéo dài trong 3 năm (2017 - 2019) và được tài trợ bởi Quỹ Erasmus+ của Liên minh châu Âu. Dự án có sự tham gia của Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á. Đọc thêm về dự án tại đây.

Bài mới hơn
DIỄN ĐÀN HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ GIÁO DỤC NGHỀ GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐCLÃNH ĐẠO TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THAM DỰ BUỔI HỌP MẶT KỶ NIỆM 249 NĂM NGÀY ĐỘC LẬP HOA KỲ VÀ 30 NĂM THIẾT LẬP QUAN HỆ NGOẠI GIAO VIỆT NAM – HOA KỲTRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á LÀM VIỆC VỚI UMPSA VÀ TỔNG LÃNH SỰ QUÁN MALAYSIA TẠI TP.HCM VỀ CHƯƠNG TRÌNH GLOBAL CLASSROOMTHAM DỰ HỘI THẢO KHOA HỌC: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ NGHI LỄ VÒNG ĐỜI CỦA NGƯỜI CHĂM ISLAM Ở AN GIANG: TỪ LÝ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄNVIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á CHÚC MỪNG CÁC ĐƠN VỊ BÁO CHÍ NHÂN NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM (21/6/1925 – 21/6/2025)THÚC ĐẨY HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG ĐÀO TẠO NHÂN LỰC GIỮA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á VÀ CÔNG TY ALUETHẮM TÌNH HỮU NGHỊ VIỆT NAM – PHILIPPINES: KỶ NIỆM 127 NĂM NGÀY ĐỘC LẬP VÀ 10 NĂM QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢCTỔNG LÃNH SỰ MALAYSIA CHIA SẺ CHUYÊN ĐỀ VĂN HOÁ ĐÔ THỊ VỚI HỌC VIÊN VÀ SINH VIÊN TRƯỜNG ĐH KHXH&NV, ĐHQG - HCMPGS.TS PHAN THỊ HỒNG XUÂN THĂM VÀ LÀM VIỆC VỚI CÁC ĐỐI TÁC TRUNG QUỐC: GẮN KẾT CÔNG NGHỆ AI VỚI PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÔNG MINH VÀ GIAO LƯU VĂN HOÁ VIỆT - TRUNGTHÚC ĐẨY XUẤT BẢN VÀ HỢP TÁC NGHIÊN CỨU LIÊN NGÀNH: VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐÓN TIẾP TRUNG TÂM EURASIA – ĐẠI HỌC JOHN VON NEUMANN, HUNGARY