THAM DỰ HỘI THẢO QUỐC TẾ SAEMAUL VIỆT NAM 2017
Thứ bảy, 09/12/2017 17:12
Sáng 23/11/2017, TS. Trần Đình Lâm - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á đã tham dự Hội thảo quốc tế Saemaul Việt Nam 2017 chủ đề: “Chia sẻ kinh nghiệm, đưa ra các chiến lược phát triển cho các dự án Toàn cầu hóa Saemaul” và chương trình "Xây dựng nông thôn mới tại Việt Nam” diễn ra tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. HCM.
Hội thảo do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Saemual Globalization Foundation và Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM, Trung tâm Phát triển nông thôn Saemual Undong phối hợp tổ chức.
Tại buổi hội thảo, GS.TS. Kim An -Je chia sẻ kinh nghiệm về phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là thông tin về Cuộc vận động Saemaul Undong của Giám đốc SGF - Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển tự trị Hàn Quốc. Ông chia sẻ bối cảnh và động lực của Hàn Quốc sau năm 1945 với tình trạng kinh tế lạc hậu, đời sống của người dân đang lâm vào nghèo đói, tuyệt vọng, nhiều tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, ăn chơi lừa đảo... Tại thời điểm đó, thu nhập bình quân là 50$/người.
Đến giai đoạn 1950 – 1953, nội chiến nổ ra trên bán đảo Triều Tiên đã tàn phá nặng nề đất nước Hàn Quốc. Chính phủ Hàn Quốc bắt đầu tập trung vào kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm theo từng giai đoạn, đặt trọng tâm vào công nghiệp nặng và công nghiệp hóa học, công nghiệp xuất khẩu. Thế nhưng sự chuyển hướng này lại gây ra khoảng cách giữa công nghiệp sản xuất và nông nghiệp, mất cân bằng trong đời sống giữa nông thôn - đô thị khi dân số tập trung vào các thành phố lớn, dẫn đến nông thôn mất dần lao động.
Sau những thiệt hại nặng nề do việc hoạch định không đúng hướng ban đầu, ở các kế hoạch 5 năm tiếp theo, chính phủ Hàn Quốc đã nâng cao nhận thức, đưa ra đường lối phát triển hợp lý, chú trọng vào những vấn đề cốt lõi như bảo vệ môi trường, ngăn chặn nạn đói, xoá nạn tham nhũng và rèn luyện tinh thần biết chịu trách nhiệm trước hậu quả, xây dựng nền kinh tế tự chủ.
Chính phủ Hàn Quốc liên tục truyền tải tinh thần cần cù, làm việc có hiệu quả, lối sống lành mạnh, luôn hợp tác giúp đỡ lẫn nhau. Bản thân những lãnh đạo đất nước luôn tuân thủ theo ý chí và tinh thần đã đề ra để làm tấm gương cho dân tộc. Nhờ có những đường lối chính sách phù hợp và đúng đắn, kinh tế Hàn Quốc đã đạt được những bước tiến đáng kể. Năm 1970, thu nhập bình quân đầu người là 275$. Đến năm 1977, con số đã tăng lên 1.000$/người. Năm 1989 là 5.000$ và hiện nay là 30.000$/người. Hàn Quốc cũng đã thành công trong việc xoá khoảng cách với các nước trong khu vực cũng như khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.
Sự thành công của Hàn Quốc đến từ sự gương mẫu của lãnh đạo cũng như những nỗ lực cải cách của chính phủ. Chính phủ thúc đẩy người dân thoát khỏi ý nghĩ nghèo truyền thống. Đặc biệt là tính trung thực, chân tình, minh bạch, giữ lời hứa của chính phủ giúp người dân cảm mến, tin tưởng và đồng lòng trước chính sách. Bên cạnh đó là việc xây dựng tính cạnh tranh lành mạnh, mô hình cạnh tranh giữa các làng xã được nhân rộng, giúp Hàn Quốc gia tăng năng lực cạnh tranh, góp phần thúc đẩy kinh tế vươn lên, tạo được sức hút mạnh mẽ với các nhà đầu tư.
Từ những thành tựu đạt được, chính phủ Hàn Quốc đúc kết được bài học lớn nhất và quý nhất chính là niềm tin. Sự gắn kết hợp tác của người dân cùng với sự mẫu mực của chính phủ, niềm tin của người dân đối với chính phủ tạo nên sức mạnh to lớn. Thông qua hội thảo Saemaul, Việt Nam nhìn thấy được những kinh nghiệm hữu ích, thiết thực của Hàn Quốc để phát triển kinh tế, xã hội, tránh những khiếm khuyết trong hoạch định chính sách và hướng theo tinh thần Saemaul để nâng cao tầm quan trọng trong khu vực Đông Nam Á.
Các đại biểu chụp hình lưu niệm tại hội thảo
Về phía Việt Nam có ông Hà Công Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), TP. HCM, Chủ tịch, Phó Chủ tịch các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh, Huế, Ninh Thuận, Hậu Giang, 12 tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, đại diện văn phòng các tổ chức Chương trình Phát triển của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP), Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (FAO), Cục Bảo trợ xã hội - Bộ LĐTB&XN. Đại diện trường ĐH KHXH&NV có PGS.TS. Võ Văn Sen - Hiệu trưởng, TS. Ngô Thị Phương Lan - Phó Hiệu trưởng, TS. Phạm Tấn Hạ - Phó Hiệu trưởng, cùng các giảng viên, các nhà nghiên cứu đến từ khoa, trung tâm.

Bài mới hơn
HỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM – ASEAN TP.HCM VÀ TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THĂM, CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN CÁC TỔNG LÃNH SỰ QUÁN LÀO, CAMPUCHIA, THÁI LAN TẠI TP.HCMTHAM DỰ CHƯƠNG TRÌNH CHÚC MỪNG TẾT CỔ TRUYỀN CÁC DÂN TỘC CAMPUCHIA, LÀO, THÁI LAN VÀ MYANMARTRAO KỶ NIỆM CHƯƠNG VÌ HÒA BÌNH, HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC CHO NGÀI AUGUSTAVIANO SOFJAN – TỔNG LÃNH SỰ INDONESIA TẠI TP. HỒ CHÍ MINH VÀ GIAO LƯU VĂN HÓA: ASEAN HẠNH PHÚC CÙNG TRÀPGS.TS PHAN THỊ HỒNG XUÂN TIẾP ÔNG SHANMUGA RETNAM – CHUYÊN GIA QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ TẠI ĐÔNG NAM ÁTHAM DỰ LỄ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN NGHỆ THUẬT LÂN, SƯ, RỒNG CỦA NGƯỜI HOA TẠI TP.HCM LÀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIATRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á THAM DỰ CHUỖI SỰ KIỆN QUAN TRỌNG VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á ĐỒNG HÀNH CÙNG NGÀY HỘI NHÂN VĂN: KẾT NỐI VÀ LAN TỎA NĂM 2025TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á GÓP PHẦN LAN TỎA TRI THỨC VÀ VĂN HÓA KHU VỰC TẠI YOUTHFEST 2025THAM DỰ HỘI THẢO ĐẦU TƯ VÀO KINH TẾ CHĂM SÓC: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNGĐÓN TIẾP TS. HUMPREY ARNALDO RUSSEL ĐẾN THĂM VÀ LÀM VIỆC TẠI TRUNG TÂM