Slide background
  HỘI THẢO KHOA HỌC - GIẢI PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐA VĂN HÓA VÀ TIỀM NĂNG CỦA CÁC GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI TP.HCM GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA, VĂN MINH ĐÔ THỊ  
Slide background
  TỌA ĐÀM QUỐC TẾ: DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ MÔ HÌNH DU LỊCH GẮN VỚI GIÁO DỤC MALAYSIA  
Slide background
  THĂM VÀ CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN SONGKRAN CỦA VƯƠNG QUỐC THÁI LAN  
Slide background
  THĂM VÀ CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN BUNPIMAY CỦA CHDCND LÀO  
Slide background
  THĂM VÀ CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN CHÔL CHHNĂM THMÂY CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA  
Slide background
  CHƯƠNG TRÌNH HÈ VIỆT NAM 2023  
Slide background
  HỘI THẢO KHOA HỌC: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SINH KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG DÂN TẠI TỈNH HẬU GIANG: THÁCH THỨC MỚI VÀ GIẢI PHÁP  
Slide background
  HỘI THẢO KHOA HỌC TẠI TỈNH HẬU GIANG NGÀY 28/10/2022  

TIN TỨC

THAM DỰ HỘI THẢO KHU VỰC VỀ HỢP TÁC ĐẠI HỌC Ở YANGON, MYANMAR

Thứ tư, 06/12/2017 08:12

TS. Trần Đình Lâm vừa tham dự hội thảo cấp khu vực về hợp tác giữa các trường đại học (Regional Conference on Cooperation in Higher Education) tại Yangon, Myanmar ngày 29-30/11.

Hội thảo có sự hiện diện của bà Milvia Van Rij-Brizzi, Trưởng Chương trình Erasmus+, Tổ chức EACEA, ông Kristian Schmidt, Đại sứ Liên minh châu Âu (EU) tại Myanmar; giáo sư Myo Thein Gyi, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Myanmar, bà Anila Troshani, Trưởng ban Đại học, Bộ phận Xây dựng Năng lực Quốc tế, Tổ chức EACEA và đại biểu đến từ các trường đại học nhiều nước châu Âu như Áo, Bỉ, Phần Lan, Ý, Pháp cũng như khu vực Đông Nam Á như Myanmar, Lào, Thái Lan, Việt Nam.

Phát biểu khai mạc, Đại sứ Kristian Schidmit bày tỏ: “Món quà lớn nhất mà chúng ta có thể trao cho con cái mình chính là tình yêu thương và một nền giáo dục tốt đẹp. Giáo dục giúp trẻ em ít phụ thuộc, có trách nhiệm và hứng thú tìm hiểu về thế giới xung quanh với một tâm trí cởi mở”. Ngài đại sứ cho rằng giáo dục thật sự cần thiết và không nên phân biệt bất kỳ đối tượng, tầng lớp nào. Nếu Myanmar muốn đạt được thành tựu trong quá trình chuyển hoá dân chủ, chính phủ bắt buộc phải xem giáo dục và đào tạo là vấn đề tiên quyết, cốt lõi.

Đại sứ Schmidt nhấn mạnh: “Một xã hội dân chủ là nơi nền giáo dục được đánh giá cao và bất kỳ ai, bất kỳ sắc tộc hay tôn giáo nào cũng có thể được hưởng nền giáo dục chất lượng, cùng chung tay góp phần xây dựng nên một nền giáo dục tốt đẹp hơn”. Sau nhiều thập niên “đóng cửa”, quá trình chuyển hoá dân chủ ở Myanmar đòi hỏi phải xúc tiến việc cải thiện và nâng cao nền giáo dục ở tất cả các cấp độ. Xây dựng giáo dục tiểu học vững chắc, đào tạo nghề tiên tiến và cử nhân đại học có định hướng du học nước ngoài, trở thành công dân toàn cầu.

GS.TS. Myo Thein Gyi cho biết, kế hoạch chiến lược về giáo dục quốc gia của chính phủ Myanmar đang ngày càng tiến triển tốt. Chính phủ sẽ tập trung vào đào tạo và nâng cao chất lượng sinh viên tốt nghiệp đại học để cạnh tranh với khu vực và trên thế giới. Bên cạnh đó là những cải tổ các tổ chức giáo dục, trường đại học để mang lại nguồn kiến thức đạt chất lượng tốt, rèn luyện kỹ năng, chuyên môn và khuyến khích nghiên cứu văn hoá để hỗ trợ sự phát triển của kinh tế - xã hội.

Ông Myo Thein Gyi cũng truyền tải thông điệp từ Bộ Giáo dục, khuyến khích các trường đại học phát triển các chương trình hợp tác nghiên cứu và giao lưu học thuật với các trường, tổ chức quốc tế để tăng cường tính quốc tế trong bậc đại học. Ông cũng gửi lời cảm kích và biết ơn chân thành đến quỹ Erasmus+ nói riêng và EU nói chung.

Bà Milvia Van Rij-Brizzi, Trưởng Chương trình Erasmus+, Tổ chức EACEA hy vọng các chương trình học bổng và phát triển của EU sẽ ảnh hưởng tích cực đến Myanmar và các nước hưởng thụ. Đại diện các nước cũng bày tỏ tình cảm, suy nghĩ và lòng biết ơn về các chương trình, dự án do EU khởi xướng và tài trợ. Bà Milvia cho rằng đây là một việc làm thiết thực, rất có ý nghĩa cho các nước đang phát triển học hỏi từ các nước Châu Âu, mang những phương pháp, kỹ thuật tiên tiến áp dụng cho đất nước mình.

Phát biểu tại buổi hội thảo, bà Anila Troshani nêu ra câu hỏi: Các trường đại học cần làm gì để gia tăng cơ hội phát biển bền vững? Bà cho rằng nếu muốn nền giáo dục quốc gia phát triển, các nước Đông Nam Á cần học hỏi theo mô hình giáo dục ở các nước EU. Cần thúc đẩy chương trình liên kết, đào tạo thạc sĩ giữa EU và các nước Đông Nam Á theo hình thức chuyển đổi tín chỉ. Đây là một phương pháp linh hoạt giúp hỗ trợ học sinh, sinh viên học chuyển tiếp ra nước ngoài. Các nước cũng cần phải quan tâm đến các vấn đề về kỹ thuật, các phương pháp tiên tiến và mang áp dụng vào nền giáo dục của mình. Bà mong muốn các nước EU cùng chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm hợp tác với các đối tác đến từ Đông Nam Á.

Giáo dục là một trong những lĩnh vực then chốt trong mối quan hệ hợp tác giữa EU và Myanmar. Với nguồn ngân sách lên đến 241 triệu euro cho giai đoạn 2014-2020, EU mong muốn hỗ trợ nền giáo dục Myanmar tái cơ cấu hệ thống giáo dục, cải tiến chương trình học, nâng cấp trang thiết bị dạy học, đào tạo đội ngũ giáo viên, giảng viên và những người làm trong lĩnh vực giáo dục. Myanmar cũng được hưởng lợi từ những người đã và đang tham gia chương trình quốc tế của EU, đặc biệt là chương trình Erasmus+. Đây là chương trình xây dựng năng lực ở bậc đại học nhằm xây dựng các kỹ năng, kiến thức và chuyên môn cho những người làm việc trong ngành giáo dục, kết hợp với chính phủ các nước để nâng cao chương trình học và các chính sách giáo dục quốc gia.

EU đang mở rộng hợp tác với châu Á trong các lĩnh vực về giáo dục và nghiên cứu. Với số tiền đầu tư tài trợ qua chương trình Erasmus, EU mong muốn đây sẽ là chất xúc tác giúp các nước ở khu vực châu Á và Đông Nam châu Á cùng vươn lên, đẩy mạnh cải tiến và gia tăng sự linh hoạt trong hệ thống giáo dục và nghiên cứu, đáp ứng nhu cầu thay đổi không ngừng của thị trường lao động.                         

Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam đã và đang nhận được nguồn viện trợ đáng kể từ EU để tập trung phát triển, nâng cao năng lực trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Buổi hội thảo là dịp để các đối tác “kỳ cựu” cùng nhìn lại những thách thức và thành tựu đạt được, chia sẻ kinh nghiệm với những đối tác mới. Từ đó họ sẽ có cơ hội khám phá các cơ hội hợp tác và xây dựng mạng lưới giao lưu học thuật trong khu vực và với châu Âu.

Khác với Việt Nam, nước có rất nhiều học sinh, sinh viên quan tâm đến du học tại châu Âu, Myanmar chỉ mới có khoảng 170 cựu sinh viên tốt nghiệp từ chương trình của Erasmus. Con số này quá khiên tốn so với các cơ hội tiềm năng đang mở ra đối với Myanmar. Phía EU hy vọng việc 35 trường đại học từ khắp 14 bang của Myanmar quy tụ về tham dự hội thảo là một tín hiệu đáng mừng cho một nền giáo dục phát triển mạnh trong tương lai. Đây là thời điểm Myanmar cần nắm bắt các cơ hội học bổng, giao lưu học thuật, duy trì nộp hồ sơ cho các chương trình quốc tế do phía EU tổ chức để tăng cường năng lực cạnh tranh với các nước khác trong khu vực như Việt Nam, Thái Lan, Lào… 

Hội thảo lần này cũng kỷ niệm tròn 30 năm hợp tác giáo dục xuyên biên giới giữa EU và các nước trên thế giới, tạo đà cho thế hệ trẻ tiếp cận tương lai một cách trọn vẹn và tốt đẹp nhất. Đến nay chương trình học bổng Erasmus đã hỗ trợ hơn 9 triệu cựu sinh viên, sinh viên và giáo viên. Với nguồn ngân sách lên đến 14,7 tỷ euro, chương trình Erasmus cũng góp phần tăng cường, quốc tế hoá bậc giáo dục đại học ở các viện, trường đại học trên khắp thế giới.

Một số hình ảnh tại buổi hội thảo:

TS. Trần Đình Lâm cùng với đại diện các trường đại học, viện nghiên cứu tại Lào. 

TS. Trần Đình Lâm trao đổi với các thành viên Lào trong dự án REACT
hợp tác giữa Việt Nam, Lào, Campuchia với EU dưới sự điều phối của  Đại học Alicante (Tây Ban Nha)

Các đại biểu tham gia hội thảo chụp hình lưu niệm

Bài mới hơn

HỘI THẢO KHOA HỌC - GIẢI PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐA VĂN HÓA VÀ TIỀM NĂNG CỦA CÁC GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI TP.HCM GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA, VĂN MINH ĐÔ THỊLÀM VIỆC VỚI TRƯỜNG QUỐC TẾ EPSOM VÀ TẠP CHÍ HORIZON Ở MALAYSIA: TRIỂN VỌNG CHO HỌC SINH VIỆT NAM CÓ THỂ HỌC TẬP Ở TRƯỜNG ANH QUỐC TẠI MALAYSIA; GIẢNG VIÊN, HVCH VÀ NCS ĐĂNG BÀI TRÊN TẠP CHÍ QUỐC TẾHỢP TÁC GIÁO DỤC GIỮA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á VỚI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI INDONESIATRIỂN VỌNG HỢP TÁC GIỮA TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ ĐÔNG NAM Á VỚI HEJUN GROUP VÀ HỘI HỮU NGHỊ VIỆT NAM – ĐÔNG NAM Á TP.HCMTHAM DỰ SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ HỌC THUẬT THƯỜNG KỲ CỦA SEARA LẦN THỨ 12HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ VỚI CHỦ ĐỀ CÔNG NGHỆ XANH VÀ GIÁO DỤC BỀN VỮNGBUỔI GẶP GỠ VÀ TRAO ĐỔI TIỀM NĂNG VÀ TRIỂN VỌNG HỢP TÁC VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC UDON THANI RAJABHAT – THÁI LANHỘI THẢO HỢP TÁC THÚC ĐẨY CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM VÀ CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG HƯỚNG TỚI TĂNG TRƯỞNG XANH VÀ BỀN VỮNG TRONG DOANH NGHIỆPHỘI THẢO KẾT NỐI KINH DOANH VỚI CHỦ ĐỀ: ĐA DẠNG NHÀ CUNG CẤP VÀ MUA SẮM CÓ TRÁCH NHIỆM GIỚI TỌA ĐÀM: KINH TẾ XANH – KINH TẾ SỐ VÌ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Bài viết cùng chuyên mục

TIẾP BÀ HARRIET MCFADZEAN, CHUYÊN GIA KINH TẾ TỪ CÔNG TY TNHH MEKONG ECONOMICSTHĂM VÀ TẶNG SÁCH CHO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SOUPHANOUVONG, LÀODỰ ÁN ENHANCE - HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ LẦN 4 VÀ HỘI NGHỊ BÀN TRÒN LẦN 2 - ĐẠI HỌC CẦN THƠWORKSHOP DỰ ÁN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU (REACT) TẠI ĐẠI HỌC SOUPHANOUVONG, LUANG PRABANG, LÀOTHAM DỰ HỘI THẢO KHOA HỌC QUAN HỆ VIỆT NAM - THẾ GIỚI Ả RẬP: CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ PHÁT TRIỂNNHÀ KHÔNG DÂY ĐIỆN - KHÔNG CHỈ CÓ TRÊN PHIM ẢNHLỄ QUỐC KHÁNH SONG LẬP ĐÀI LOAN LẦN THỨ 106THAM DỰ HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CẤP QUỐC GIA VÀ KHU VỰC VỀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM Á VÀ KHỐI ASEAN TẠI ĐẠI HỌC GADJAH MADA, INDONESIAVỊ THẾ CỘNG ĐỒNG ASEAN ĐANG DẦN ĐƯỢC CỦNG CỐ TẠI VIỆT NAMBUỔI NÓI CHUYỆN VỚI ĐOÀN EXOTISSIMO 9/2017
  • NIU_P1
  • heip_p2
  • jsps_p3
  • USSH_p4
  • VNU_p5
  •  Koushin_p6
  • josai_p7
  • iseas_p8
  • Innbruck
  • DU HỌC
  • EACEA
  • VEES-NET

GIỚI THIỆU

Giới thiệu ChungLịch sử Hình thànhChức năng & Nhiệm vụKế hoạch Chiến lược Phát triểnCơ cấu Tổ chứcQuy trình nghiệp vụLogo

KHOA HỌC

Hội thảo - Tọa đàmHợp tác Quốc tếChương trình - Dự án Nghiên cứuLý lịch Khoa học

ĐÀO TẠO

Thông báoKhóa học Tiếng Thái LanKhóa học Tiếng Khmer – LàoKhoá học Tiếng ViệtKhóa học Tiếng Mã Lai – Tiếng Indonesia
Địa chỉ: Phòng A211, Số 10–12 Đinh Tiên Hoàng,
Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
ĐT: (8428) 39100692 | Fax: (8428) 39110297
Hộp thư: info@cvseas.edu.vn
–––
©2016 Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á
Best allmodz.com mod4ree.com apkmodcity.com ezmodapk.com modhubz.com modlinkz.com modapkcity.com mod2go.com azapkmod.com