Trong thời gian từ 03/06/2008 đến 15/06/2008, Đoàn nghiên cứu Nhân học Sức khỏe đã thực hiện việc khảo sát về Môi trường và Sức khỏe tại phường An Hòa, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế (50 hộ, 199 người) và xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng (50 hộ gia đình, 202 người). Chương trình khảo sát này nằm trong khuôn khổ hợp tác nghiên cứu giữa Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á - ĐHKHXH&NV Tp.HCM, Bệnh viện Chợ Rẫy và Khoa Sinh thái Nhân văn - Đại học Quốc gia Tokyo.
Thứ sáu, ngày 25/01/2008, Ban lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á đã có buổi làm việc với GS. KOJI Domon và GS. NAKAMURA Kiyoshi thuộc Trường Đại học Waseda - Nhật Bản cùng các ca sĩ, nhạc sĩ khách mời trong một chương trình phỏng vấn về vấn đề tác quyền âm nhạc tại Việt Nam.
Buổi nói chuyện của GS Ikemoto, ĐH Tokyo, Nhật Bản về mối liên hệ giữa kinh tế và sức khỏe đã diễn ra lúc 9h ngày 10/10/2007 tại phòng Seminar 101, khu nhà D. Dưới đây là trích dẫn trong bài nói chuyện của ông:
"Tôi đã nghiên cứu về tình trạng nghèo đói ở Việt Nam hơn 10 năm. Trong giai đoạn đầu, tôi tập trung vào khía cạnh thu nhập của người dân như hầu hết những nhà kinh tế khác vẫn làm. Nhưng vài năm sau, tôi nhận ra rằng chỉ tìm hiểu về thu nhập sẽ không đánh giá đúng giá trị chất lượng cuộc sống của họ vì đời sống tinh thần của người dân chưa được quan tâm đúng mức. Những điều kiện kinh tế và môi trường khác nhau cần có những phương pháp nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta cần một cách đánh giá mang tính toàn diện, chình vì thế mà Amartya Sen đề nghị phương pháp năng lực.
Sáng ngày 3/3/2008, Đoàn sinh viên Trường đại học Waseda, Nhật Bản do GS. Tsuboi dẫn đầu đã có buổi giao lưu với sinh viên năm 4 ngành Nhật Bản thuộc khoa Đông Phương Học.
Đến tham dự buổi giao lưu có sự hiện diện của ThS. Bàng Anh Tuấn - Trưởng phòng HTQT, TS. Trần Đình Lâm - GĐ TTNCVN&ĐNA, cô Nguyễn Thu Hương và thầy Koshi - giáo viên khoa Đông Phương Học. Ngoài ra, tham dự buổi giao lưu còn có sự tham dự của 15 sinh viên Trường đại học Waseda và 20 sinh viên ngành Nhật Bản thuộc Khoa Đông Phương Học.
Ngày 11/3/2008, Trung tâm Nghiên cứu VN&ĐNA phối hợp với Thời báo Kinh Tế Sài Gòn tổ chức buổi thuyết trình về vấn đề “Phương pháp nghiên cứu sử học qua lời kể (Oral History)” của GS. Ngô Vĩnh Long, Trường đại học Tiểu bang Maine (Hoa Kỳ) tại phòng hội nghị của Thời báo kinh tế Sài Gòn, 35 Nam Kỳ Khởi Nghĩa.
Sáng ngày 19/06/2008, Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á tổ chức buổi thuyết trình về quan hệ quốc tế “Quan hệ Mỹ - Đông Nam Á: Quá khứ và tương lai”; Diễn giả: PGS.TS. Shawn Federick McHale (Đại học George Washington); Địa điểm: phòng A001.
Ngày 31/5/2008, Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á tổ chức buổi hội thảo “Tâm lý và văn hóa tiêu dùng: Định tính – Định lượng thị trường và định hướng doanh nghiệp” tại phòng hội thảo Nha Trang, lầu 5 khách sạn Sheraton (88 Đồng Khởi, Quận 1, Tp.HCM) với diễn giả là GS.TS. Tôn Thất Nguyễn Thiêm.
Vào ngày thứ năm 24/4/2008, Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á đã có buổi gặp gỡ và làm việc với đoàn giáo sư trường ĐH Leeds UK và ĐH Notre Dame US.
Vào sáng ngày 26/3/2008, Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á phối hợp với Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn tổ chức tổ chức buổi thuyết trình “TRUYỀN THÔNG VÀ KHOA HỌC” tại phòng hội nghị Saigon Times Club (số 35 Nam Kỳ Khởi Nghĩa). Ảnh: diễn giả GS. Nguyễn Văn Tuấn.
Đến dự buổi thuyết trình có sự hiện diện của các cơ quan truyền thông (Báo Tuổi Trẻ, Báo Pháp Luật, Báo mạng VietNamNet, Báo Sài Gòn Giải Phóng, Báo Khoa Học Phổ Thông, Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, Cục Báo Chí, Đài Truyền hình Long An, Đài Truyền hình Bình Dương, Đài Truyền hình Đồng Nai, Hội Vô Tuyến Điện Tử Việt Nam), giảng viên và sinh viên các trường đại học (ĐH KHXH&NV TP. HCM, ĐH Hoa Sen, ĐH Y Dược TP. HCM), NXB Trẻ và các công ty (Cty Xi-măng Hà Tiên, Cty Thái Bình, Cty TNHH Masso).
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế đang diễn ra trên thế giới, buổi nói chuyện: “Khủng hoảng toàn cầu và chính sách năng lượng” là một đề tài thú vị thu hút sự quan tâm và tham gia của gần 100 sinh viên khoa Quan hệ Quốc tế, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM.