Slide background
  NGÀY HỘI GIAO LƯU VĂN HÓA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á VỚI CHỦ ĐỀ: ASEAN – CỘNG ĐỒNG THỊNH VƯỢNG  
Slide background
  HỘI THẢO KHOA HỌC - GIẢI PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐA VĂN HÓA VÀ TIỀM NĂNG CỦA CÁC GIA ĐÌNH CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI TẠI TP.HCM GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA, VĂN MINH ĐÔ THỊ  
Slide background
  TỌA ĐÀM QUỐC TẾ: DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ MÔ HÌNH DU LỊCH GẮN VỚI GIÁO DỤC MALAYSIA  
Slide background
  THĂM VÀ CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN SONGKRAN CỦA VƯƠNG QUỐC THÁI LAN  
Slide background
  THĂM VÀ CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN BUNPIMAY CỦA CHDCND LÀO  
Slide background
  THĂM VÀ CHÚC TẾT CỔ TRUYỀN CHÔL CHHNĂM THMÂY CỦA VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA  
Slide background
  CHƯƠNG TRÌNH HÈ VIỆT NAM 2023  
Slide background
  HỘI THẢO KHOA HỌC: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SINH KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG DÂN TẠI TỈNH HẬU GIANG: THÁCH THỨC MỚI VÀ GIẢI PHÁP  

KHOA HỌC » Chương trình - Dự án Nghiên cứu

MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP ORGANIC: VÌ TƯƠNG LAI CỦA TRÁI ĐẤT VÀ CON CÁI CHÚNG TA

Thứ tư, 05/06/2024 10:06

Ngày 8.5.2024, cùng với GS. Tomy Ogata - Đại học Chuo, TS. Trần Đình Lâm đã đến thăm và trao đổi với ông Tatsuya Uchida, Giám đốc công ty IKASU – Người chăm sóc trái đất. Mô hình công ty phát triển bền vững, thân thiện môi trường chuyên sản xuất về rau quả và trái cây Organic, theo chu kỳ tuần hoàn, hữu cơ. Mô hình được chứng nhận tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản JAS.

Giáo sư Tomy Ogata và Ông Tatsuya Uchida

Chia sẻ trong buổi trao đổi, ông Uchida cho rằng chúng ta cần nhìn nhận lại sự phát triển để hài hòa với thiên nhiên và con người. Theo ông ngày nay, mỗi năm thời tiết ngày càng dữ dội hơn. Đó là do con người hủy hoại môi trường và sự công nghiệp hóa vội vàng trong nông nghiệp. Bệnh lý về thể chất và tinh thần ngày mỗi nhiều hơn. Chúng ta cần suy nghĩ lại để phát triển nông nghiệp thân thiện với trái đất và con người. Hiện tại công ty có 7 ha đất, sản phẩm sản xuất nơi đây gồm có: khoai tây, khoai lang, hành tây, dưa chuột, cà chua, bắp cải, cải thảo, củ cải, cà rốt, v.v., Tất cả đều không dùng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu. Hàng sản xuất 50 phần trăm bán trong siêu thị và chừng 50 phần trăm giao trực tiếp đến 40 khách hàng ba ngày trong một tuần. Tất cả khách hàng đều phải đăng ký trước. Giá hàng giao trực tiếp chừng 500.000 đồng cho10 túi các loại. Túi nhỏ kích cỡ bằng loại bán trong siêu thị. Khi khách mua hàng có thể ủng hộ thêm cho trường Nông nghiệp bền vững số tiền 160.000 dồng, nhằm thúc đẩy công việc giáo dục nông nghiệp cho thế hệ trẻ. Với khách hàng đầu tiên, công ty sẽ giao 10 túi rau nhưng chỉ  lấy nửa giá. Khi chất lượng đảm bảo khách sẽ đặt hàng tiếp theo.

Trường nông nghiệp bền vững
 

Trang trại Organic này đặt tại hai địa điểm: Dezunawa và Suwa-cho,thành phố Hiratsuka,tỉnh Kanagawa, cách Tokyo chừng 90 cây số. Nơi đây, năm 2017 ông lập một trường Nông nghiệp bền vững, dạy về nông nghiệp tự nhiên và nông nghiệp hữu cơ giúp các học sinh biết được thực tế so với lý thuyết ở nhà trường. Với tiêu chí: “Vì tương lai của trái đất và con cái chúng ta”. Ông muốn thay đổi một cách có hệ thống và toàn diện về nông nghiệp bền vững thông qua hoạt động sản xuất thuận thiên. Ông kêu gọi mọi người chung tay ủng hộ mô hình Organic để góp phần giảm thiểu hiện tượng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu.

TS. Trần Đình Lâm với các thành viên trong trang trại

Khi chúng tôi đến thăm trang trại cũng là lúc đài truyền hình địa phương đến phỏng vấn ông Uchida về những thành tựu mà ông đã đạt được. Giáo sư Ogata nhận xét về sự đam mê nghề nghiệp của ông Uchida là yếu tố thành công cho mô hình. Mặc dù tốt nghiệp trường Đại học Chuo, chuyên về quản trị kinh doanh nhưng sau gần 10 năm làm việc với nông nghiệp, ông đam mê và xây dựng mô hình nông nghiệp sinh thái, quan tâm đến trái đất và cây trồng thân thiện với môi trường. Trong quá trình hoạt động, ông đã viêt sách hướng dẫn trồng rau quả hữu cơ, không cần phân bón hóa học và thuốc trừ sâu. Ông cũng là giảng viên cho ngôi trường này. Với sự hợp lực của người tiêu dùng, cùng chung sức xây dựng một cuộc sống an lành, hài hòa với thiên nhiên, bảo vệ trái đất một cách thiết thực,ông hy vọng mô hình này sẽ được lan tỏa và phát triển. Giáo sư Ogata mong muốn sẽ hỗ trợ giúp đỡ cho Việt Nam nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn mô hình này trong tương lai.

Sách ông Tatsuya Uchida biên soạn dạy cho học viên về Nông nghiệp sinh thái

 

Bài mới hơn

THAM DỰ SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ HỌC THUẬT THƯỜNG KỲ CỦA SEARA LẦN THỨ 12THAM DỰ CHƯƠNG TRÌNH THAM QUAN VÀ ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH THÍ ĐIỂM DU LỊCH NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO CÓ ỨNG DỤNG CÁC GIẢI PHÁP TUẦN HOÀN TẠI HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƯƠNGTHĂM TRANG TRẠI NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ OHITO: HƯỚNG ĐI BỀN VỮNG CHO TƯƠNG LAIBUỔI TRAO ĐỔI VỀ NÔNG NGHIỆP SINH THÁI VÀ BỀN VỮNG TẠI ĐẠI HỌC TOKYO

Bài viết cùng chuyên mục

KINH TẾ TUẦN HOÀN VÀ NÔNG NGHIỆP SINH THÁI TẠI KUMAMOTOTÌM CƠ HỘI CHO NÔNG DÂN TRỒNG KHÓM VỊ THANHCHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC VÀ NGHIÊN CỨU TẠI TỈNH ĐẮK LẮKCHƯƠNG TRÌNH KHẢO SÁT NGHIÊN CỨU THỰC TẾ TẠI ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI - PHỐI HỢP VỚI TRƯỜNG ĐẠI HỌC WASEDA - NHẬT BẢNKHẢO SÁT THỰC ĐỊA PHỤC VỤ ĐỀ TÀI TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SINH KẾ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG DÂN TỈNH HẬU GIANGTRIỂN KHAI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ''TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN CÁC MÔ HÌNH SINH KẾ CỦA NÔNG DÂN TỈNH HẬU GIANG''HỘI NGHỊ BÀN TRÒN VỀ KHOẢNG CÁCH SỐ Ở ĐÔNG NAM ÁNGHIỆM THU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC: THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN TẠI CÁC TỈNH PHÍA NAMGIỚI THIỆU DỰ ÁN TOURIST TẠI QUẢNG NAM VÀ QUẢNG NGÃIBUỔI BÁO CÁO TRỰC TUYẾN: LỚP HỌC ONLINE VÀ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC NGÀY HỘI VIỆC LÀM
  • NIU_P1
  • heip_p2
  • jsps_p3
  • USSH_p4
  • VNU_p5
  •  Koushin_p6
  • josai_p7
  • iseas_p8
  • Innbruck
  • DU HỌC
  • EACEA
  • VEES-NET

GIỚI THIỆU

Giới thiệu ChungLịch sử Hình thànhChức năng & Nhiệm vụKế hoạch Chiến lược Phát triểnCơ cấu Tổ chứcQuy trình nghiệp vụLogo

KHOA HỌC

Hội thảo - Tọa đàmHợp tác Quốc tếChương trình - Dự án Nghiên cứuLý lịch Khoa học

ĐÀO TẠO

Khóa học Tiếng Thái LanKhóa học Tiếng Khmer – LàoKhoá học Tiếng ViệtKhóa học Tiếng Mã Lai – Tiếng Indonesia
Địa chỉ: Phòng A211, Số 10–12 Đinh Tiên Hoàng,
Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
ĐT: (8428) 39100692 | Fax: (8428) 39110297
Hộp thư: info@cvseas.edu.vn
–––
©2016 Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á
Best allmodz.com mod4ree.com apkmodcity.com ezmodapk.com modhubz.com modlinkz.com modapkcity.com mod2go.com azapkmod.com